Saturday 22 October 2016

DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CÔNG NGHỆ LỚP 1

DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CÔNG NGHỆ LỚP 1

DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CÔNG NGHỆ LỚP 1
I. Đặt vấn đề :
      CnH là công nghệ cho H học, là Công nghệ tự học. H trực tiếp tự mình thực thi cả 4 việc, làm theo thứ tự chặt chẽ của quy trình cứng, hình thành CÁCH nghĩ ( tư duy ) .
     Khi dạy về Luật chính tả trong TV1. CGDvới giáo viên trực tiếp như chúng tôi gặp không ít khó khăn.Đối tượng là học sinh lớp 1, các em còn nhỏ,nội dung học về luật chính tả nhiều nên giáo viên phải tìm nhiều phương pháp để cho các em khắc sâu và ghi nhớ lâu trong suốt quá trình học tạo thành kĩ năng để vận dụng vào thực tế.
       Qua  một thời gian giảng dạy về Luật chính tả trong TV1. CGD tôi đã phần nào hiểu về nội dung môn học nên đã mạnh dạn đưa ra chuyên đề : “ Chuyên đề dạy luật chính tả trong môn Tiếng Việt  Công nghệ lớp 1”. 
Toán lớp 3 
II.Các giải pháp thực hiện:
1.Nội dung luật chính tả  TV1.CGD:
      Trong quá trình lập mẫu và dùng mẫu H được vận dụng các quy tắc chính tả:
 *Vai trò của Luật chính tả trong TV1.CGD:
-Cùng với cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt, LCT là một thành phần không thể tách rời của TV1.CGD.
-Nhằm giải quyết mối quan hệ Âm – Chữ để đạt được mục tiêu : đọc thông; viết thạo (không viết sai chính tả); không tái mù.
-Luật chính tả viết hoa.
-Luật chính tả e, ê, i.
-Luật chính tả âm đệm.
-Luật chính tả nguyên âm đôi.
-Luật chính tả phiên âm tiếng nước ngoài.
-Luật chính tả ghi dấu thanh.
-Luật chính tả theo nghĩa.
-Một số trường hợp đặc biệt.
2.Giải pháp:
        Để dạy tốt môn Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục phần Luật chính tả có hiệu quả cao, theo tôi, giáo viên cần vận dụng phù hợp các hình thức tổ chức dạy học trong từng tiết học một cách hiệu quả nhất.Đồng thời, sử dụng một số phương pháp dạy học như: Phương pháp làm mẫu, phương pháp phân tích mẫu, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan… kết hợp với nhiều hình thức dạy học như: Học theo lớp, nhóm; cá nhân,...
      Giáo viên luôn yêu cầu học sinh thực hành và rèn luyện kỹ năng đọc, viết; lưu ý trang bị cho học sinh kiến thức từ thấp đến cao.
       Để làm được điều này, người giáo viên chỉ nhiệt tình giảng dạy là không đủ mà còn phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; phải biết kích thích lòng say mê học tập của các em, đồng thời lưu ý đến điều kiện thực tế ở mỗi lớp, mỗi trường.
2.1.Cách dạy Luật chính tả của TV1.CGD
- Gặp đâu dạy đó.
-Dạy đâu chắc đó.
-Dạy LCT đi liền với dạy cấu trúc ngữ âm của Tiếng
2.2. Quy trình tổ chức dạy học các bài Luật chính tả của TV1.CGD
Thống nhất quy trình 4 việc
Việc 1. Chiếm lĩnh ngữ âm
Việc 2. Viết (học viết chữ ghi âm)
Việc 3. Đọc (đọc bảng, đọc sách)
Việc 4. Viết chính tả (tổng kiểm tra)
-Gặp tình huống chính tả ở đâu GV cần giúp HS xử lí triệt để ở đấy để làm rõ mối quan hệ âm và chữ.
-Lưu ý HS một số trường hợp đặc biệt.
-Liên tục nhắc lại Luật chính tả cho HS khi đọc và viết chứa luật
2.3. Bảng ghi nhớ về Luật chính tả được đặt gần bảng lớp,  để hằng ngày nhắc nhở các em.
    fullsizerender_1_500_05 
2.4. Một số ví dụ minh họa :
 a.Dạy luật chính tả e , ê , i :
- Âm  /cờ / đứng trước âm / e / , / ê /, / i / phải viết bằng con chữ k ( đọc là ca )
- Âm / gờ / đứng trước âm / e / , / ê /, / i / phải viết bằng con chữ gh ( đọc là gờ kép )
- Âm / ngờ / đứng trước âm / e / , / ê /, / i / phải viết bằng con chữ ngh ( đọc là ngờ kép )
Ví dụ 1: Tuần 4 . Tiết 3,4 .Âm / g /

Việc 2: Mục 2c ( Theo sách thiết kế tập 1 )
T. Em đưa tiếng /ga / vào mô hình .
H. Thực hiện  .
                                                              g          a

T. Em đưa tiếng / ghê / vào mô hình . lưu ý ; lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra
H. thực hiện .
                       
                                           gh         ê                              g      ê               

- Trường hợp 1 : H viết ghê ( H đã được học trước ) .
- Trường hợp 2 : H viết gê ( H chưa được học trước ) .
T. Giới thiệu luật chính tả ghi âm / g / trước / e / , / ê / .
T. Ở đây có luật chính tả : âm / gờ / đứng trước âm / e / và / ê / phải ghi bằng con chữ gh ( gọi là gờ kép ) . Em nhắc lại .
H1 , H2 , H3 ,…: Âm / gờ / đứng trước âm / e / vag / ê / phải ghi bằng con chữ gh .
H. ( Đồng thanh ) ( T – N – N – T ) .
T. Giới thiệu cách viết chữ gh .
- Chữ gh gồm nét cong kín , nét khuyết dưới ( giống như chữ g ) , nét khuyết trên và nét móc hai đầu .
H. Viết vào bảng con ( 3 – 5  lần ).
T. ( Nhấn mạnh ) Âm / gờ / được ghi bằng hai con chữ khác nhau quen gọi là g
 ( gờ đơn ) , gh ( gờ kép ).
H. ( Nhắc lại ) Âm / gờ / được ghi bằng hai con chữ khác nhau là g và gh .
T. Em hảy đưa tiếng / ghế / vào mô hình .
H. (Đưa vào mô hình từng tiếng theo yêu cầu của T ) .

                                           gh         ế

T. Em đọc lại tiếng vừa viết .
H. – Đọc trơn : / ghế / .
     - Đọc phân tích : / ghê /       / gờ / - / ê / - / ghê /.
                             / ghế /        / ghê / - / sắc / - / ghế / .
Ví dụ 3 : Tuần 5 tiết 9 , 10 Âm / ng / việc 2 theo thiết kế Tiếng Việt 1 tập một Công nghệ mục 2c , 2d .
2c . Viết tiếng có âm / ng / .
T . Em đưa âm / ng /  vào mô hình trên .
H. Thực hiện .
                                 ng         a

T. Em chỉ vào mô hình và đọc , đọc trơn , đọc phân tích .
H. ( Đọc ) / nga /       / ngờ / - / a / - / nga /  .
2d . Giới thiệu luật chính tả âm / ng /
T. ( Phát âm ) / nghe / .
H1 , H2 , H3 , …..( Phát âm lại ) / nghe /.
H. ( Đồng thanh ) / nghe / .
T. Em phân tích .
H. / nghe /        / ngờ / - / e /  - / nghe / .
T. Các em lưu ý ở đây có luật chính tả : Khi âm / ngờ / đứng trước nguyên âm / e / ta viết bằng con chữ ngh ( ngờ kép ) . ( T viết mẫu lên bảng ) .
H. ( Đồng thanh ) Âm / ngờ / đứng trước âm / e / ta viết bằng con chữ ngh ( ngờ kép ) . ( T – N – N – T ) .
T. Hướng dẫn viết chữ ngh : gồm một nét móc xuôi , một nét móc hai đầu ( giống chữ n ) , một nét cong kín , một nét khuyết dưới ( giống chữ g ) , Một nét khuyết trên , một nét móc hai đầu ( giống chữ h ) .
T. Em đưa tiếng / nghe / vào mô hình .
H. thực hiện .

                                  ngh        e

T. Em chỉ vào mô hình và đọc , đọc trơn và đọc phân tích .
H. ( Đọc ) / nghe /       / ngờ / - / e / - / nghe /  .
T. Em viết vào bảng con : nga , nghe .
T. Em thêm thanh vào mô hình trên . Viết ở bảng con .
H.  nghe   nghè   nghé   nghẻ   nghẽ   nghẹ .
b.Luật chính tả về âm đệm:
     - Âm / cờ / đứng trước âm đệm phải viết bằng con chữ q ( gọi là “cu’’ ) và âm đệm viết bằng chữ u .
     + Ghi âm / cờ / có ba chữ cái : c , k , q .
     + Âm đệm ghi bằng hai chữ cái : o , u .
Ví dụ 4: Tuần 10 tiết 5, 6 Vần / oe / việc 1 theo thiết kế tiếng việt 1 tập hai Công nghệ mục 1d .
1d . Tìm tiếng mới .
T. ( Giao việc ) Viết tiếng / loe / .
1. T. Thay âm đầu trong tiếng / loe / , em có tiếng gì ? ( Chú ý chia các phụ âm đầu cho từng tổ  , H thuộc tổ nào thì dùng phụ âm đầu cho tổ đó ).
H. 1H viết ở bảng lớp , H khác viết ở bảng con . Lần lượt nêu tiếng của mình , chẳng hạn : boe , choe , doe , đoe , goe .
T. Em viết: Khoe .
H. Viết : Khoe ( viết xong , đọc to )
2. T. Em hảy thêm các dấu chấm thanh để tạo ra tiếng mới . Em nhớ luật chính tả về vị trí đặt dấu thanh .
H. Khòe , khóe , khỏe , khõe , khọe .
T. Dấu thanh đặt ở đâu ?
H. Dấu thanh đặt ở chữ ghi âm chính / e / .
T. Em viết: que . Em lưu ý luật chính tả âm / cờ / đứng trước âm đệm .
H. H viết: que .
T. Em hảy thêm thanh vào / que / để tạo ra tiếng mới .
H. què , qué , quẻ , quẽ , quẹ .
T. Luật chính tả về âm đệm .
Khi viết chữ có âm đệm , em cần lưu ý :
-Dấu thanh đặt ở chữ ghi âm chính .
-Âm / cờ / đứng trước âm đệm , ghi bằng chữ q , âm đệm ghi bằng chữ u . như vậy , một âm đệm có thể ghi bằng hai chữ : o hoặc u .
c.Luật chính tả về nguyên âm đôi / ia / , / ua / , / ưa / .
-Luật chính tả âm / ia / :
+ Khi vần không có âm cuối thì viết là  ia  .
+ Khi vần có âm cuối thì viết là  iê , nếu vần có âm đệm thì ta viết là yê .
-Luật chính tả / ua / :
+ Nếu vần không có âm cuối thì nguyên âm / uô / viết bằng ua . ( chú ý : ua là một chữ cái ghi một âm )
*Nếu vần có âm cuối thì viết là uô .
*Nếu vần không có âm cuối thì viết là ua .
-Luật chính tả về / ưa / :
+Theo luật chính tả , âm / ươ / trong vần có âm cuối viết ươ ; ở vần không có âm cuối viết ưa .
III.KẾT LUẬN:
      Với phương pháp dạy học  như trên tôi  thấy rất có hiệu quả bản thân tôi xin trình bày một số kinh nghiệm như sau:
      Giáo viên phải nắm vững phương pháp về Luật chính tả để đưa  các hoạt động một cách hợp lý.
        Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.
          Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì nhắc nhở hằng ngày, tìm các phương pháp phù hợp với độ tuổi trẻ.
           Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để phụ huynh cùng đồng tình ủng hộ.
          Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động, được tham gia giúp cô những công việc vừa sức, mô hình được làm trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục trẻ.
     Giáo viên quan sát phát hiện học sinh phát âm sai; nói rõ nguyên nhân phát âm sai bằng cách chỉ ra cách sử dụng các bộ phận phát âm không đúng của các em. Sau đó, giáo viên mô tả cách phát âm, như: Nêu rõ vị trí đặt lưỡi, vị trí của lưỡi với răng, độ mở của môi...
                                                                               -Theo Phạm Thị Trà Giang-
                                                                                      GV trường Tiểu học thị trấn Tây Sơn

No comments: