[Toán lớp 4] - Phép tính nhân chúng ta đã được học từ lớp 2 ( bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5); lớp 3 ( chúng ta học bảng nhân 6,7,8,9...) và lên lớp 4 thì chúng ta học nhiều phép tính nhân hơn ( nhân 2 chữ số, 3 chữ số,...).
Cô hỏi các em: Vậy 4 × 5 có bằng 5 × 4 không? để xét xem chúng có bằng nhau không chúng ta cùng tìm hiểu bài giảng dưới đây nhé!
- Phép Nhân có tính chất giao hoán ( hay nói cách khác: Hoán đổi vị trí của các thừa số) thì Tích số (Kết quả) không đổi.
- Phép cộng có tính chất giao hoán ( hay nói cách khác: Hoán đổi vị trí của các số hạng) thì Tổng số (Kết quả) không đổi.
Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến kết quả:
+ Đối với phép nhân (Tích Số)
+ Đối với phép cộng ( Tổng số)
Thì bài toán sau đây có kết quả như nhau.
Khi các bé bắt đầu bước vào học lớp 1 thì có những bài toán sử dụng hình ảnh như thế này?
(Ví dụ: Trong 1 cái hồ có 3 con Vịt trước. Sau đó, có 1 con Vịt nữa nhảy xuống hồ này. Hỏi, sau khi nhảy xuống hồ thì trong hồ có tất cả là bao nhiêu con Vịt? Và hình ảnh này sẽ được thể hiện bằng bài toán gì?
Hình ảnh
Từ bài toán trên ta có Chú ý: Làm toán chúng ta chú ý đến điều sau:
+ Kết quả bài toán
+ Ý nghĩa của hình ảnh, bài toán cụ thể
Ví dụ cho phép nhân: 4 × 5 = 5 × 4 = 20
Bài toán 2: Một lớp học có 4 tổ. Mỗi tổ có 5 học sinh. Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh?
Chúng ta có 2 cách giải sau đây:
Hướng dẫn
Thông thường khi giải toán: bài toán cộng, bài toán nhân thì chúng ta đặt các số hạng cũng như các thừa số ở vị trí tùy í. Tuy nhiên, trong bài toán cụ thể như bài trên thì bài toán 4 × 5 khác hoàn toàn với bài toán 5 × 4 .
=> bài toán 2: Cách 2 mới là cách giải đúng.
Như vậy, qua 2 bài toán trên nguyentrangmath.com mong các em hiểu rõ bản chất về phép tính nhân và phép tính cộng trong số học để sau này các em còn tiếp cận các bài toán phức tạp ở các lớp lớn hơn.
Chúc các em học tập tốt!
Thân Ái!
Nguồn: Gia sư Tài Đức Việt