Sunday 13 November 2016

DẠY HỌC GIẢI BÀI TOÁN HÌNH HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP DIỆN TÍCH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC


1. Hình thành kiến thức về diện tích hình học cho học sinh Tiểu học
- Bài viết liên quan:

Tuyển tập 18 chuyên đề ôn luyện thi Violympic Toán lớp 3

1.1. Hình thành biểu tượng về diện tích
          - Khái niệm diện tích được hình thành cho học sinh ở lớp 3. Diện tích được phát triển từ quan niệm về “độ che phủ” bề mặt của hình (hay của vật). Trong đời sống thực tế, học sinh làm quen với diện tích khi tiếp xúc với các thông tin: nhãn vở nằm trọn trong bìa sách, bức tranh nằm trọn trên bức tường, khăn trải bàn phủ kín mặt bàn học…
          Cụ thể việc hình thành biểu tượng về diện tích cho học sinh được thông qua các thao tác nhận biết đặc điểm cơ bản của diện tích như: Tính đo được, tính cộng được, tính so sánh được thông qua các hoạt động cụ thể sau:
·        Bước 1:
          - Học sinh quan sát hình tròn có hình chữ nhật nằm bên trong để rút ra nhận xét về vị trí của hình tròn và hình chữ nhật là hình chữ nhật nằm hoàn toàn trong hình tròn.
          - Vậy ta nói diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn hay diện tích hình tròn lớn hơn diện tích hình chữ nhật.


          - Ý nghĩa: Bước này nhằm giúp học sinh nhận biết tính so sánh được của diện tích.
·        Bước 2:
         



          - Học sinh quan sát và đếm số ô vuông ở hình A và B: Hình A gồm 5 ô vuông như nhau, Hình B gồm 5 ô vuông như thế.
          - Ta nói: diện tích hình A bằng diện tích hình B.
          Ý nghĩa: Do mới bắt đầu làm quen với khái niệm diện tích nên học sinh mới bước đầu làm quen với đơn vị đo diện tích thông qua “Số ô vuông như nhau” để chỉ cùng một đơn vị đo.
·        Bước 3:



         

Yêu cầu học sinh nhận xét số ô vuông của hình M, N so với số ô vuông của hình P.
          - Số ô vuông của hình P bằng tổng số ô vuông của hình M và N.
          - Hình P gồm 10 ô vuông như nhau được tách thành hình M gồm 6 ô vuông và hình N gồm 4 ô vuông.
          - Ta nói: Diện tích hình P bằng diện tích hình M và hình N
            Ý nghĩa: ở bước này học sinh được nhận biết về tính cộng được của diện tích.
          Như vậy thông qua hoạt động của bài “diện tích của một hình” học sinh bước đầu có biểu tượng về diện tích: “Diện tích đặc trưng cho độ che phủ được biểu diễn bằng số kèm theo tên đơn vị đo cụ thể”
Ví dụ 1. (Bài 1 - SGK Toán 3 trang 150). Câu nào đúng, câu nào sai?
a.     Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích hình tứ giác ABCD
b.     Diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD
c.      Diện tích hình tam giác ABC bằng diện tích hình tứ giác ABCD 

·        Phân tích:
          + Hình tứ giác ABCD do những tam giác nào ghép lại? (tam giác ABC và tam giác ADC ghép lại)
          + Diện tích tứ giác ABCD bằng tổng diện tích của những tam giác nào? (Bằng tổng diện tích của tam giác ABC và ADC)
          + So sánh diện tích của tam giác ABC và tứ giác ABCD? (diện tích tam giác ABC bé hơn diện tích tứ giác ABCD)
·        Bài giải:
a.     Diện tích tam giác ABC lớn hơn diện tích hình tứ giác ABCD là sai
b.     Diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD là đúng
c.      Diện tích hình tam giác ABC bằng diện tích hình tứ giác ABCD là sai
Ví dụ 2. (Bài 3 - SGK Toán 3 - trang 150). So sánh diện tích hình A với diện tích hình B


         
·        Phân tích:
          Tính số ô vuông như nhau của 2 hình A và B? (mỗi hình A và B có 6 ô vuông như nhau)
          Tính số nửa ô vuông như nhau của hình A và B? (mỗi hình A, B có 6 ô vuông như nhau)
          So sánh diện tích hình A với diện tích hình B? (Diện tích hình A bằng diện tích hình B)
·        Bài giải:
          Hình A gồm 6 ô vuông và 6 nửa ô vuông như nhau
          Hình B cũng gồm 6 ô vuông và 6 nửa ô vuông như thế.
          Vậy diện tích hình A bằng diện tích hình B.

Trên đây chỉ thể hiện một phần tài liệu, để xem đầy đủ vui lòng TẢI VỀ TẠI ĐÂY

SƯU TẦM

No comments: