Showing posts with label Tiếng việt lớp 4. Show all posts
Showing posts with label Tiếng việt lớp 4. Show all posts

Thursday 21 December 2023

Đề thi Violympic Tiếng Việt lớp 4 Vòng 6 năm 2023 - 2024 mở ngày 20/12/2023


Đề thi Violympic Tiếng Việt lớp 4 Vòng 6 năm 2023 - 2024 mở ngày 20/12/2023 (Có đáp án đúng). Đăng ký tài liệu ôn thi VIOLYMPIC TV LỚP 4 vui lòng liên hệ trực tiếp: 0948.228.325 (Zalo - Cô Trang) - 0919.281.916 (Zalo - Thầy Thích).

Tuesday 29 August 2017

ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 4 TỪ V1 - V19 CÓ ĐÁP ÁN

Chuẩn bị cho cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt, nguyentrangmath sưu tầm và tổng hợp bộ đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập và làm quen với các bài thi.



Chúc các em học tốt!
Link tải về: tại đây hoặc tại đây 

Wednesday 5 April 2017

Bài tập ôn hè Toán - TV lớp 4 lên lớp 5

Hè sắp tới, gửi các em bài tập ôn luyện. Chúc các em nghỉ hè vui vẻ. Hè vui chơi mà không quên kiến thức nhé!



Link tải về
Sưu tầm và tổng hợp

Tuesday 28 February 2017

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 22

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 22
A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói - Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng 1 trong 2 đoạn sau và trả lời câu hỏi (3 điểm)
Đoạn thứ nhất: Trời đang nắng như đổ lửa, không khí xung quanh ngột ngạt, nhễ nhại. Trong khoảnh khắc, trời nhạt dần. Đi chưa hết một con phố, trời nổi giông quay cuồng. Và mưa đến. Bất ngờ. Có rất nhiều người không kịp tìm nơi trú ẩn. Không gian nhòa trong màn trắng của mưa hạ. Rồi, sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Tiếng mưa rơi lộp bộp trên mái tôn, loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối.
(CƠN MƯA MÙA HẠ - Theo Câu lạc bộ tản văn Hà Nội)
Câu hỏi: Đoạn văn trên nói về điều gì?
Đoạn thứ hai:
Thời tiết mùa đông rất lạnh giá. Nhưng khi có ánh nắng Mặt Trời vào ban ngày thì thời tiết ấm lên rất nhiều. Vậy là ban ngày nóng, ban đêm lạnh, hơn nữa sự chênh lệch giữa lạnh và nóng là rất lớn. Do đó thực vật rất dễ bị xâm hại. Nếu thực vật được quét vôi trắng, màu trắng sẽ phản xạ lại ánh sáng Mặt Trời và các tia bức xạ, tránh hiện tượng nhiệt độ trong thân cây tăng quá cao, giảm độ chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm. Vì vậy cây sẽ không bị tổn thương.

Friday 9 December 2016

Bộ đề HSG Lớp 4 hàng tháng môn Toán và Tiếng Việt

ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 4
Tháng 9
Môn: Tiếng Việt
Thời gian làm bài: 60 phút
 
Bài 1 ( 2đ ): Từ nào ( trong mỗi từ dưới đây) có tiếng “ nhân” không cùng nghĩa với tiếng “nhân” trong các từ còn lại.
a.      Nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân hậu
b.     Nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu.
c.     Nhân quả, nhân tố, nhân chứng, nguyên nhân.
Bài 2 ( 2đ ): Dùng (/) tách các từ đơn  và từ phức trong câu sau:
“ Xe chúng tôi leo cheeng vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh Hoàng Liên Sơn”

Thursday 8 December 2016

ĐỀ THI HK1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - THEO THÔNG TƯ 22

PHÒNG GD&ĐT MINH SƠN
TRƯỜNG TH  ...................

Đề chính thức
 
 

                   
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4


A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
1. Đọc thành tiếng: (2,0 điểm - Thời gian 1 phút)

THĂM SỐ 1
 



Người tìm đường lên các vì sao

Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cách chim. Kết quả, ông đã bị gẫy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?"
Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.


          Câu hỏi: (0,5 điểm)
          Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ?

Thursday 1 December 2016

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 4 MÔN TOÁN - TIẾNG VIỆT CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TI

Trường Tiểu học ...
Họ tên:
Lớp:………………………………………

SỐ BÁO DANH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: TOÁN  LỚP 4
NĂM HỌC ...
Thời gian: 60 phút
GIÁM THỊ


SỐ PHÁCH

SỐ THỨ TỰ






                 ĐIỂM                                          BẰNG CHỮ
SỐ PHÁCH
GIÁM KHẢO




Thời gian làm bài: 60 phút (không tính thời gian giao đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Bài 1 (4 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi ý sau:
a/ Số gồm năm mươi triệu, bảy mươi nghìn và năm mươi viết là:
     A. 50 700 050                  B. 505 030                 C. 50 070 050           D. 50 070 030
b/ Giá trị của số 5 trong số 712 537 628 là:
     A. 50 000                          B. 50 000 000           C. 5 000 000             D. 500 000
c/ Tổng hai số là 25, hiệu hai số là 3. Vậy số bé là:
                 A. 14               B. 13                   C. 12             D. 11  
d/ Số nào sau đây chia hết cho cả 3 và 5?
                A. 45                B. 54                   C. 25              D. 50
Bài 2 (1 điểm): Một lớp học có 35 học sinh, trong đó có 5/7 là học sinh nam. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh nữ?
                A.   11                      B.   24                        C.   10                          D.   25

Thursday 17 November 2016

TỔNG HỢP 20 ĐỀ THI HSG TIẾNG VIỆT LỚP 4-5


                                                   
BÀI KIỂM TRA SỐ 1:
                                                        MÔN TIẾNG VIỆT
                                                   (Thời gian làm bài: 70 phút)
                                                 Phần I: TRẮC NGHIỆM: (2điểm)
Có thể bạn quan tâm:
Tuyển tập 8 chuyên đề bôi dưỡng Violympic Toán lớp 5
Bài tập Cuối Tuần lớp 5 cả năm Dành cho HS Khá Giỏi
 Dưới đây là các câu hỏi và các ý trả lời A,B,C,D. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?
           A. gồ ghề                 B. ngượng ngịu                   C. kèm cặp                    D. kim cương
Câu 2: Kết hợp nào không phải là một từ?
          A. nước uống           B. xe hơi                             C. xe cộ                         D. ăn cơm
Câu 3: (1/2đ)Từ nào không phải là từ ghép?
          A. san sẻ                  B. phương hướng                C. xa lạ                          D. mong mỏi
Câu 4: Từ nào là danh từ?
          A. cái đẹp                B. tươi đẹp                          C. đáng yêu                   D. thân thương
Câu 5: Tiếng “đi” nào được dùng theo nghĩa gốc?
          A. vừa đi vừa chạy   B. đi ôtô                             C. đi nghỉ mát               D. đi con mã
Câu 6: Từ nào có nghĩa là “xanh tươi mỡ màng”?
          A. xanh ngắt             B. xanh biếc                       C. xanh thẳm                D. xanh mướt
Câu 7: Cặp từ quan hệ trong câu ghép: “Nếu gió thổi mạnh thì cây đổ” biểu thị quan hệ nào?
          A. Nguyên nhân - kết quả                                   B. Điều kiện, giả thiết - kết quả
          C. Đối chiếu, so sánh, tương phản                      D. Tăng tiến
Phần II: BÀI TẬP (7,5 điểm)
Câu 1: (1đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
     a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.
     b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
Câu 2: (0,5đ) Cho cặp từ sauthuyền nan / thuyền bè

Saturday 12 November 2016

35 ĐỀ ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT LỚP 4

[Toán lớp 4] - Nguyentrangmath.com xin giới thiệu với quý thầy cô và các em bộ 35 ĐỀ ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT LỚP 4 để làm tài liệu tham khảo. Chúc thầy cô dạy tốt, chúc các em học tốt!

Bài viết liên quan:

ĐỀ 1
I.                  Đọc thầm và làm bài tập:
Câu chuyện về túi khoai tây
Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Wednesday 9 November 2016

46 ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 CÓ ĐÁP ÁN

[Toán lớp 4] -  Nguyentrangmath sưu tầm và gửi các bạn tuyển tập 46 ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 CÓ ĐÁP ÁN, chúc các bạn học 


ĐỀ SỐ 1
Dựa vào nội dungbài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
  1. Tác giả của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là ai?
    1. £  Tô Hoài.
    2. £  Trần Đăng Khoa.
    3. £  Dương Thuấn.
  2. Chi tiết nào trong bài cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
    1. £  Đã bé lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.
    2. £  Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
    3. £  Cả hai ý trên đều đúng.
  3. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
    1. £  Mấy lần bọn nhện đã đánh chị Nhà Trò.
    2. £  Chăng tơ ngang đường đe bắt, doạ vặt chân, vặt cánh, ăn thịt Nhà Trò.
    3. £  Cả hai ý trên đều đúng.
  4. Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
a.                   £  Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp yếu.
    1. £   Dắt Nhà Trò đi tới chỗ mai phục của bọn nhện.
    2. £  Cả hai ý trên đều đúng.
  1. Tác phẩm trên thuộc chủ đề nào?
    1. £  Thương người như thể thương thân.
    2. £  Măng mọc thẳng.
    3. £  Trên đôi cánh ước mơ.
  2. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
a.       £  12 tiếng
b.      £  14 tiếng
c.       £  16 tiếng.
  1. Trong câu tục ngữ trên, tiếng nào không có đủ bộ phận giống tiếng nói?
    1. £  Lòng.
    2. £  Như.
    3. £  Vững.                 


ĐÁP ÁN De 1
Câu
1
2
3
4
5
6
7
ý đúng
a
c
c
c
a
b
b






ĐỀ SỐ 2
Dựa vào nội dungbài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” (tiếp theo) chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
1.      Những chi tiết nào trong bài cho thấy trận địa mai phục của bọn nhện rất đáng sợ?
a.       £  Chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện.
b.      £  Các khe đá chung quanh, lủng củng những nhện là nhện.
c.       £  Cả hai ý trên đều đúng.    
2.      Câu nói nào dưới đây là lời của Dế Mèn khi gặp bọn nhện?
a.       £  Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
b.      £  Ai đứng đầu bọn này?  Ra đây ta nói chuyện.
c.       £  Ai cầm đầu bọn này?  Ra đây ta nói chuyện.
3.      Chi tiết nào trong bài miêu tả vị chúa trùm nhà nhện khi ra gặp Dế Mèn?
a.       £  Cong chân nhảy ra, trông cũng đanh đá, nặc nô lắm.
b.      £  Cong chân nhảy ra, trông rất dữ tợn.
c.       £  Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách ra oai.
4.      Khi thấy Dế Mèn ra oai, vị chúa trùm nhà nhện có hành động như thế nào?
a.       £  Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách vào người Dế Mèn.
b.      £  Co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như chày giã gạo.
c.       £  Đứng sừng sững chắn lối đi của Dế Mèn.
5.      Với hành động “bênh vực kẻ yếu” Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu nào?
a.       £  Dũng sĩ.
b.      £  Hiệp sĩ.
c.       £  Võ sĩ.
6.      Từ ngữ nào trái nghĩa với từ “đoàn kết”?
a.       £  Hoà bình.
b.      £  Chia rẽ.
c.       £  Thương yêu.          
7.      Tiếng “nhân” trong từ nào dưới đây có nghĩa là người?
a.       £  Nhân tài.
b.      £  Nhân từ.
c.       £  Nhân ái.



ĐÁP ÁN De 2
Câu
1
2
3
4
5
6
7
ý đúng
c
a
a
b
b
b
a


Trên đây chỉ thể hiện một phần tài liệu. Để tải về đầy đủ vui lòng tải về tại đây

ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017 LỚP 4

         

Đề 1:     Đọc bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( SGK trang4)
              Trả lời câu hỏi 1 :Tìm những chi tiết cho thấy chi Nhà Trò rất yếu ớt.


Đề2:              Đọc bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( SGK trang15)
       Trả lời câu hỏi 2 :Dế  Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?


Đề 3:              Đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm
  Cho biết: Sự quan tâm săn sóc mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?


Đề4:                   Đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm  . Nêu nội dung bài


Đề 5:               Đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình
           Cho biết: Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình?

Đề 6:                Đọc bài Người ăn xin ( SGK trang 30)
           Trả lời câu hỏi 1 : Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?


Đề 7:     Đọc bài Một người chính trực ( SGK trang 36 ).  Nêu nội dung bài


 Đề 8:             Đọc thuộc lòng bài thơ Tre Việt Nam
        Cho biết:  Em thích hình ảnh nào về cây tre và búp măng non?

 Đề 9:        Đọc bài Những hạt thóc giống ( SGK trang 46) . Nêu nội dung bài

Đề 10:           Đọc thuộc lòng bài thơ Gà trống và Cáo
     Cho biết: Cáo làm gì để dụ Gà Trống xuống đất?

Đề 11:         Đọc đoạn 2 của bài Trung thu độc lập( SGK trang 56)
    Trả lời câu hỏi: Anh chiến sĩ  tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?

 Đề 12:          Đọc thuộc lòng bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ
     Cho biết: Em thích ước mơ nào trong bài? Vì sao?

   
Đề 13:        Đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh( SGK trang 81)

     Trả lời câu hỏi 1: Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.