Tuesday 1 November 2016

Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt - Một số từ Hán Việt trong chương trình Tiểu hoc

Gửi quý thầy cô "Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu kèm theo Một số từ Hán Việt và nghĩa của nó trong chương trình Tiểu hoc" tham khảo, mời quý thầy cô cùng bổ sung thêm. Chúc các thầy cô công tác tốt!


      A - PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC HIỂU VÀ GIẢI ĐÚNG NGHĨA TỪ HÁN VIỆT
          3.1: Hướng dẫn học sinh lập Sổ tay tiếng Việt:
          Muốn học sinh làm tốt các dạng bài tập liên quan đến từ Hán - Việt trong phân môn Luyện từ và câu, học sinh phải hiểu nghĩa của từ. Với vốn kiến thức các em đã được học từ lớp 1 đến lớp 4 chưa đủ để các em có thể hiểu và làm được các phần bài tập nêu trên. Bởi vậy, từ ngữ được giải thích ở các phần chú thích cuối các bài tập đọc và các phân môn khác cũng rất quan trọng. Đó là những từ ngữ mới mà học sinh cần ghi nhớ để vận dụng làm bài tập các phân môn khác. Vì vậy, mỗi học sinh cần có một sổ tay ghi lại những từ ngữ mới cần lưu ý. Cuốn sổ tay này còn được dùng ghi lại những điều học sinh chuẩn bị bài mới ngay ở nhà trước khi đến lớp; bởi với phần "Mở rộng vốn từ" đòi hỏi học sinh phải nắm vững nghĩa của từ. Nhiều em hiểu nghĩa của từ còn chưa chính xác, tôi đều yêu cầu các em đọc trước bài mới ở nhà, tập giải nghĩa từ, tham khảo sách để nắm được nghĩa của các từ khó. Khi các em đã hiểu được nghĩa của từ trong bài học, nắm được ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ thì hoạt động lĩnh hội kiến thức mới diễn ra rất thuận lợi.
          Khuyến khích các em đến thư viện nhà trường mượn sách tham khảo đọc để có thể hiểu và giải nghĩa chính xác các từ Hán - Việt và các thành ngữ, tục ngữ.
          3.2: Rèn trực tiếp trong những giờ học Luyện từ và câu:
          Ngay từ đầu năm học, gv định hướng và cùng học sinh của mình tìm ra những vướng mắc khi học phân môn Luyện từ và câu, đặc biệt là khi làm bài tập trong các bài Mở rộng vốn từ, giúp các em hiểu thế nào là từ Hán - Việt và thế nào là từ thuần Việt. Với học sinh lớp 5, khái niệm về từ Hán - Việt còn rất xa lạ; bởi vậy, giáo viên cần cung cấp khái niệm cho các em một cách đơn giản qua những câu chuyện lịch sử về "Nguồn gốc của từ Hán - Việt". Tư liệu này, người giáo viên có thể tham khảo ở sách của thư viện nhà trường hoặc vào những website trong mạng internet.
          Để giúp học sinh làm tốt tất cả các dạng bài tập trong các tiết học "Mở rộng vốn từ", trước hết các em phải hiểu được nghĩa của từ. Với những từ thuần Việt, nghĩa rất rõ ràng nhưng với những từ Hán - Việt thì không phải như vậy, nó chẳng khác gì việc các em phải học thêm một môn ngoại ngữ mới, có điều thứ ngoại ngữ ấy vẫn viết được bằng tiếng Việt mà thôi. Thực tế trong nhiều trường hợp đặc biệt, đôi khi giáo viên phải dùng từ Hán - Việt khác để minh hoạ, giải thích.
          Ví dụ: Khi học sinh hiểu "đại lý" là "cửa hàng to", giáo viên cần tìm vài từ Hán - Việt khác: "đại diện", "đại từ", "đại biểu",... để giải thích, minh hoạ. Giáo viên cần chú ý khai thác vốn hiểu biết của các em để đặt những câu hỏi nhằm gợi ý, dẫn đường cho các em hiểu được "đại" nghĩa là "thay",vì thế: "đại diện" nghĩa là "thay mặt", "đại từ" nghĩa là "từ thay thế cho từ khác", "đại biểu" nghĩa là"thay cho người khác", "đại lý" nghĩa là "cửa hàng bán thay",... Đồng thời, cũng cần khuyến khích học sinh Tìm thêm các từ ngữ có chứa tiếng "đại" với nghĩa là "thay",... và như vậy nếu các em tìm được đúng yêu cầu của câu hỏi, tức các em đã hiểu được nghĩa từ rồi đó.
          * Với dạng bài tập xếp từ theo nhóm,  yêu cầu học sinh phải nắm vững nghĩa của từ trước khi làm bài tập. Với những em có nhận thức chậm, gv dành cho các em nhiều thời gian hơn so với các em khác trong tiết học, các em cần được hướng dẫn cụ thể từng bài tập. Còn với các học sinh khác, gv  tạo cho các em có cơ hội để phát huy tính tích cực của mình trong giờ học, các em có thể trình bày ý kiến của mình, sau đó tôi cùng học sinh cả lớp nhận xét, góp ý, chốt câu trả lời đúng. Sau đó, cho học sinh khá-giỏi giải thích vì sao em xếp từ trong nhóm như vậy (học sinh phải nêu được nghĩa của từng từ trong nhóm).
          Ví dụ: Bài tập 2 trang 56 (chủ đề: Hữu nghị - Hợp tác):
          Xếp các từ có tiếng "hợp" cho dưới đây thành hai nhóm a và nhóm b: hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lý, thích hợp.
          a. Hợp có nghĩa là "gộp lại" (thành lớn hơn).
                   M: hợp tác.
          b. Hợp có nghĩa là "đúng với yêu cầu, đòi hỏi... nào đó".
                   M: thích hợp.
          Sau khi học sinh xếp được thành hai nhóm a và b, giáo viên khuyến khích học sinh lần lượt giải thích, mỗi học sinh giải thích một từ. Đồng thời, giáo viên cùng học sinh giỏi hỗ trợ học sinh yếu trong phần giải nghĩa từ.
          * Với những dạng bài tập về giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ, tôi yêu cầu học sinh đọc thật kỹ nội dung câu thành ngữ, tục ngữ đó, thảo luận nhóm để cùng bạn giải nghĩa chính xác nội dung. Bài tập này thường có hai dạng bài:
          - Dạng bài tập thứ nhất: Chọn câu giải nghĩa thích hợp với những thành ngữ, tục ngữ đã cho.
          - Dạng bài tập thứ hai: Yêu cầu học sinh giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ. Đây là dạng bài tập khó, đòi hỏi học sinh phải có vốn hiểu biết rộng và nắm vững nghĩa của từ bởi đa phần từ ngữ trong thành ngữ, tục ngữ đều là từ Hán - Việt.
          * Với dạng bài tập tìm từ đồng âm, trái nghĩa, tôi khuyến khích các em tìm hết các từ theo đúng yêu cầu bài, cho điểm tối đa đối với những học sinh tìm được nhiều từ chính xác.
          * Với dạng bài tập viết đoạn văn ngắn, tôi cũng yêu cầu học sinh đọc kỹ yêu cầu bài, hướng dẫn học sinh viết đúng theo chủ đề, chọn và dùng từ cho chính xác, câu văn cần có sự sáng tạo, gắn với thực tế, cách trình bày bài văn theo đúng cấu trúc đã được học. Với dạng bài tập này, tôi đặc biệt lưu ý học sinh trong những văn cảnh cụ thể. Có những trường hợp các em cần dùng từ Hán - Việt mà không nên dùng từ thuần Việt để câu văn không những diễn đạt được đầy đủ ý nghĩa mà còn thể hiện được sự trang trọng:
          Ví dụ: Hôm này là ngày quốc tế phụ nữ (từ "đàn bà" không thể thay thế cho từ "phụ nữ".)
          Sau khi học sinh viết đoạn văn theo chủ đề, tôi tiến hành chấm bài và nhận xét ngay trước lớp, chỉ rõ những lỗi sai của học sinh và yêu cầu các em chữa lỗi vào vở, sau đó đọc lại cho thầy giáo và các bạn cùng nghe, nhận xét, góp ý. Cuối giờ, tôi thường chọn những đoạn văn hay của học sinh khá-giỏi đọc cho các em nghe để học sinh trung bình, yếu có thể học tập.
          3.3: Tổ chức các trò chơi học tập
          Nhằm gây hứng thú cho học sinh trong các giờ học được diễn ra thường xuyên và được áp dụng linh hoạt. Đôi khi trò chơi chính là nội dung các bài tập, chẳng hạn như thi tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, thi xếp từ theo nhóm nhanh và đúng,...
          Cần chú ý rằng, tuy các em đã học lớp 5, nhưng việc động viên, khích lệ bằng điểm số, lời khen vẫn là rất quan trọng, cho nên thầy cô cần để ý nhiều đến việc động viên, đánh giá, cho điểm, tặng quà (nếu có điều kiện). Tuy đã lớn, là lớp anh chị, nhưng các anh chị này vẫn thích ganh đua, vẫn thích chơi hơn học. Vì vậy, dạy học nhằm vào sự ganh đua, vào trò chơi của các em luôn là một việc làm hiệu quả.
          3.4: Kể chuyện vui ngôn ngữ
          - Tôi thường dành thời gian 5 phút cuối mỗi giờ học để khuyến khích HS sưu tầm, nghe đọc hoặc kể những câu chuyện vui về việc dùng sai chữ nghĩa trong cuộc sống rất gần gũi với các em (nhất là từ Hán - Việt). Tôi tận dụng thời gian 5 phút này rất có ý nghĩa, đó là giúp các em khỏi mệt mỏi, chán nản sau mỗi tiết học để đọc hoặc kể cho các em nghe một câu chuyện ngăn về việc dùng sai chữ nghĩa trong nhân dân: dán ngược chữ "song hỷ" trong đám cưới, treo biển "Lễ vu quy" ở nhà chú rể, chuyện một chủ cửa hàng bỏ tiền ra mua hàng bán kiếm lời nhưng vẫn gọi cửa hàng của mình là "đại lý",... Mỗi câu chuyện ngắn về một cách dùng sai của một chữ thôi nhưng đó lại là phần bài học khắc sâu nhất của các em. Tôi thấy các em đều rất thích thú, chăm chú nghe quên cả tiếng trống trường đã báo hiệu hết giờ hay chuyển tiết.
          Cần chú ý cân nhắc thật kỹ vì tuỳ tiết học mà vận dụng đọc hay kể câu chuyện gì hay về chữ gì, tránh ngẫu hứng hay tự do kể chuyện có khi sẽ làm các em quên ngay kiến thức vừa học trong bài trước đó.
          Tốt nhất là khuyến khích các em sưu tầm trong thực tế, qua sách báo, mạng internet,... những câu chuyện này để đọc và tham khảo.
          * Từ thực tế giảng dạy ở đối tượng học sinh lớp 5, tôi nhận thấy rằng:
          - Muốn học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt, thầy cô giáo phải là người đồng hành cùng học sinh, cùng sách giáo khoa để giúp học sinh nắm chắc được vốn từ cơ bản. Yêu cầu học sinh phải có Sổ tay tiếng Việt để ghi lại những từ Hán - Việt và nghĩa của từ qua từng bài học, ghi lại những câu thành ngữ, tục ngữ khó nhớ về nghĩa. Vận động cha mẹ học sinh mua thêm sách tham khảo cho con em mình (nếu có điều kiện). Những tài liệu như Từ điển tiếng Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam rất có ích cho thầy cô giáo và các bậc cha mẹ học sinh trong việc giúp học sinh và con em mình hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt. Đây là điều kiện tiên quyết giúp giáo viên thực hiện thành công đề tài này.
          - Sau mỗi bài tập, giáo viên đều phải rút kinh nghiệm cho từng học sinh, giúp học sinh tự nhận ra lỗi sai và sửa ngay vào vở bài tập.

          - Đối với các em học sinh yếu, nếu có thời gian, giáo viên cần phụ đạo thêm kiến thức cho các em, luôn có mặt để động viên, khen thưởng kịp thời, giúp đỡ các em không có điều kiện mua sách, tài liệu tham khảo bằng cách cho các em mượn sách để học, hoặc khuyến khích các em trong lớp có tài liệu cho mượn,...

B  Phụ luc 1: Một số từ Hán Việt và nghĩa của nó trong chương trình Tiểu học.

       Á:  - thứ hai; á hậu, á khôi, á thánh . Mạnh Tử là á thánh của đạo Nho.
       Ác: - độc ác; ác bá, ác bạc, ác nhân, ác nghiệt, quái ác...
             - mặt trời ( Ác tà – Chiếu tối, mặt trời xế chiều)
          Ai: đau khổ ; bi ai, ai oán...
          Ái: yêu – Nguyễn Ái Quốc ( ái quốc – Yêu nước), ái tình ( tình yêu)...
          Ải: - cửa khẩu ( Cửa ải Chi Lăng)..
                - làm cho đau đớn, biến đổi: đày ải...
          Am: - ngôi nhà nhỏ, chùa: thảo am (nhà tranh), chùa am...
                - hiểu kĩ: am hiểu, am hiểu tường tận, am tường....
          Ám: - làm việc lén lút, không rõ ràng – Giang Văn Minh bị vua nhà Thanh ám hại...
                 - bám vào: ma ám..
          An:    - an lành: an tâm, bình an, an dưỡng...
                    - yên ngựa: Dặm trường bụi cuốn chinh an – Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh...
          Anh :          - trẻ nhỏ: Miệng anh nhi chờ bữa mớm cơm...
                     - hơn người bình thường: anh hùng, anh hào....
          Ảnh: hình ( hình ảnh)...
          Ảo: giống như thật mà không phải thật: ảo ảnh, ảo giác...
          Át: lấn lướt: lấn át....
          Áy: màu vàng: Một vùng cỏ áy bóng tà. Gió hiu hiu thổi một và bông lau....
          Âm:   - tiếng: Âm thanh thành phố,...
                     - đối lập với dương: âm phủ ( nơi chết chóc). Tôn Ngộ Không xuống âm phủ gặp Diêm Vương,...
          Ẩm:   - uống: ẩm thực ( ăn uống)...
                     - ướt: ẩm độ, ẩm kế ( Thước đo độ ẩm)...
          Ấm: quyền lợi của con của quan lại: Cậu ấm, cô chiêu...
          Ân: ơn – Phá cường địch – Báo hoàng ân ( Phá giặc mạnh đền ơn vua); ân nhân...
          Ẩn: giấu kín: Nguyễn Trải lùi về ở ẩn., ẩn tích, ẩn chứa, ẩn danh, ẩn dật, ẩn hiện, ẩn nấp....
          Ấn:    - dấu: dấu ấn, ấn tín...
                     - in: ấn bản, ấn hành...
                     - định ra: ấn định ngày làm việc, ấn định nề nếp...
          Ấp: xóm, làng – Phan Đình Phùng và Hoàng Cao Khải là người cùng ấp.,...
          Âu:    - lo lắng, âu lo, lo âu...
                   - tình yêu: âu yếm...
                   - cơ đồ: âu vàng, non sông nghìn thủa vững âu vàng...
          Ấu: nhỏ: ấu trùng, thơ ấu...
          Bá:    - chức tước: bá vương, vương, bá, công, hầu...
                   - bác: thúc bá ( chú, bác)...
                   - công bố: bá cáo...
                   - hơn người: bá chủ, bá quyền...
          Bạ: sổ sách ghi chép: học bạ, danh bạ điện thoại...
          Bác:   - anh cha ( chú, bác), bác cả, bác tộc...
                   - rộng: Đác - uyn nói bác học không có nghĩa là ngừng học.
          bác học (học rộng), bác sĩ...
                   - bỏ qua: bác bỏ ý kiến này, bác ý kiến, bác nghị quyết...
                     - súng: đại bác, bác đồng...
          Bạc:   - màu trắng: bàng bạc, bạc trắng...
                   - không có nhân đức; bạc ác, bạc đãi, bạc tình…
          Bách: - trăm: bách tuế ( trăm tuổi), bách niên giai lão, bách bệnh, bách chiến bách thắng...
                   - khó khăn, túng quẫn: bức bách, cưỡng bách...
                   - cây bách: tùng bách...
          Bài:   - bỏ: bài bác, bài bây, bài ngoại...
                   - sắp đặt: bài binh bố trận, đúng bài...
                   - một việc làm, công trình: bài thuốc, bài thơ, bài tập...
          Bãi:   - bỏ: bãi binh( Triều đình đòi Trương Định phải bãi binh), bãi khóa, bãi nhiệm, bãi thuế....
                   - một vùng: bãi tập, bãi bồi phù sa....
          Bái:   - lại, gặp: bái kiến, bái - lạy....
          Bại:   - thua:  bại binh, bại tướng, bại trận...
                   - giảm chức năng: bại liệt: Phòng chống bệnh bại liệt...
          Ban:  - lớp: lưu ban (ở lại lớp)....
- nhóm, tổ chức: các ban, ban giám hiệu. Ban văn Tinh Thiều, ban võ Phạm Tu....
                   - thông qua: ban bố toàn dân, ban hành nghị quyết....
                   - đưa cho: ban tặng, ban thưởng...
          Bàn: - trao lại: bàn giao...
                   - thảo luận: bàn luận...
          Bản: - gốc: bản tính ( tính gốc), nguyên bản, bản quán...
                   - tài liệu: văn bản, bản thảo nghị quyết, bản vẽ...
          Bán: - nửa: bán nguyệt, bán cầu ( ViệtNamthuộc bán cầu Đông)...
                   - trao đổi hàng hóa: mua bán, bán buôn...
          Bàng: thờ ơ, đứng ngoài cuộc: bàng quan,...
          Bảng: nơi gián, viết thông tin: bảng số, bảng vàng, bảng biểu...
          Báng: bỏ, báng bổ...
          Bành: - ghế tựa ( ghế dựa), ghế bành, hậu bành sân khấu.
                   - mở rộng: bành trướng
          Bao: - vỏ bên ngoài: bao bì, bao diêm ...
                   - lấn sang việc người khác, giúp người khác: bao biện...
                   - che chở: bao cấp, bao che...
                   - rộng: bao dung ( độ lượng)...
          Bào: - chế biến: bào chế thuốc...
                   - bênh vực: bào chữa...
                   - bọc: đồng bào, bào tử, bào đệ...
                   - áo vạt dài: Trần Quốc Toản mặc áo bào đỏ, chiến bào....
          Bảo: - giữ gìn: bảo vệ, bảo hiểm, bảo đảm, bảo trọng
                   - nói ra: bảo ban...
                   - đồ quý: bảo kiếm, bảo ấn, bảo vật...
          Báo: - đưa ra: thông báo, báo cáo, thông báo, báo công...
                   - đền đáp: báo ơn, báo đáp...
                   - tạp chí: tờ báo, họa báo, biển báo...
          Bạo: - dùng sức mạnh, độc ác: bạo chúa, bạo ngược, bạo hành, bạo loạn...
          Bát: tám ( thơ lục bát)...
          Bạt:   - đánh: bạt tai...
                   - dạt: bạt vía kinh hồn, xiêu bạt...
          Bắc: phương bắc, chỉ Trung Quốc,...
          Băng: - lạnh: băng giá, đóng băng..
                   - chết: băng hà: Trạng chết thì chúa cũng băng hà.
                   - nhóm: băng đảng,...
                   - chảy: băng huyết: Hải Thượng Lãn Ông chữa trị băng huyết....
          Bằng: - bạn: bằng hữu...
                   - chứng cử, chứng chỉ làm tin: văn bằng, bằng chứng, bằng cấp...
          Bậc: thứ hạng ( bậc thứ), bậc tam cấp....
          Bẩm:           - gốc: bẩm sinh ( bị bệnh bẩm sinh)...
                   - nói: bẩm báo, thưa bẩm...
          Bần: nghèo: bần cùng ( nghèo khó), bần cố nông, bần tăng, bần tiện ( nghèo hèn). Bần tiện gặp thời lên cũng dễ, anh hùng lỡ thế ngẫm càng cay- Đặng Dung...
          Bận: quan tâm, để ý: bận tâm, bận rộn...
          Bất: không: bất cẩn, bất bình, bất đắc chí, bất cập, bất diệt, bất ngờ…
          Bế: đóng lại( kết thúc) : bế giảng, bế mạc, bế tắc...
          Bệ: vua, bệ hạ, bệ kiến...
          Bệnh: đau: bệnh viện, bệnh binh, bệnh xá…
          Bi:     - đau thương: bi ai, bi lụy, bi tang, bi cảm...
                   - tiêu cực: bi quan, bi lụy...
                   - tấm bia: bia đá ( thạch bi).Trăm năm bia đá phải mòn. Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ- Nguyễn Du
          Bì: da: bì lợn...
          Bỉ: xấu: bỉ ổi, bỉ báng, bỉ nhân...
          Bí:     - kín đáo: bí mật, bí ẩn, bí quyết....
                   - bế tắc: bí bách...
                   - cách thức, thủ thuật riêng: bí quyết, bí truyền...
          Biên: - bên ngoài: biên cương...
                   - ghi lại làm chứng: biên bản, biên lai, biên chép...
                   - một khoảng: biên độ, biên đội...
                   - sáng tác: biên soạn, biên đạo…
          Biến: thay đổi: biến chất, biến mất, biến động, biến hóa, biến thể...
          Biện: nêu lí do: biện luận, biện bạch...
          Biệt: đặc biệt: biệt dược, biệt đãi, biệt tài, biệt thự...
                   - tách riêng ra: biệt lập, biệt phái, biệt động, biệt li, biệt xứ...
          Biểu: - nêu lên tình cảm, cảm xúc: biểu đạt, phát biểu, biểu diễn...
                   - bảng: biểu đồ, biểu ngữ, biểu mẫu...
          Binh: quân đội, binh thư yếu lược, binh gia, binh lực, binh lương, binh mã...
          Bình:           - yên lành: yên bình, thời bình, thái bình, bình tâm, bình phục…
                   - bàn bạc: bình bầu, bình luận, phê bình...
                   - bằng: bình đẳng, bình nguyên, bình quân...
                   - đánh dẹp: bình định, Bình Tây đại nguyên soái Trương Định...
          Bổ:    - tốt, có lợi: thuốc bổ, bổ dưỡng...
                   - đánh: báng bổ, bổ củi, búa bổ...
                   - thêm vào: bổ cứu, bổ khuyết, bổ nhiệm, bổ túc văn hóa...
          Bố:    - nói rõ rộng ra: bố cáo, công bố: Phạt Tống lộ bố văn – Lý Thường Kiệt...
                   - vải: Lã Bố ( người thiếu áo vải), khe Bộc Bố ( vải trắng) ở núi Giăng Màn, vải bố...
          Bộ:    - cùng loại; đồng bộ, bộ hạ, bộ luật, bộ não...
                   - đi bằng chân: bộ binh, đi bộ, đường bộ...
          Bôi: làm cho xấu, xóa đi: bôi bác, bôi đen, bôi nhọ...
          Bồi:   - thêm vào: đất bồi, bồi tụ, bồi bổ, bồi khoản...
                   - lo lắng: bồi hồi....
                   - giúp đỡ: bồi thẩm, bồi thần, bồi phòng...
          Bức: dồn ép: bức cung, bức hại, bức hôn, bức xúc...
          Ca:    - hát: ca hát, khúc ca, bài ca, ca múa...
                   - một khoảng nào đó: ca trực, tan ca, ca máy xúc...
          Cách: - bỏ, xóa: cách chức, cách âm, cách biệt...
                   - phương pháp làm việc: cải cách, cách thức, cách điệu hóa...
          Cai:   - thay đổi: cai sữa, cai nghiện...
                   - quản lí: cai quản, cai ngục, cai tổng...
          Cải: thay đổi: cải biến, cải cách, cải tiến, cải trang, cải tạo, cải tà quy chính...
         Cam: - ngọt: cam thảo, cam quýt.
                   - gắng chịu: gam chịu, cam đoan, cam go...
          Cảm: - cảm xúc: cảm hóa, cảm giác, cảm động, cảm thông, cảm ơn, cảm nghĩ....
                   - đau ( bệnh): cảm lạnh, cảm hàn,. Ngoại cảm trời Hoa cơn gió lạnh...
          Can: - ngăn chặn: can dán, can ngăn...
                   - liên quan: can hệ, can phạm, can thiệp...
                   - gan: can tràng ( ruột gan)...
                   - cứng cỏi: can cường...
          Cảnh: - (báo): cảnh báo, cảnh cáo...
                   - canh phòng: cảnh giới, cảnh giác, cảnh sát, cảnh vệ...
                   - những thứ bày ra trước mắt: cảnh quan, cảnh vật, cảnh sắc...
          Cao: - chiều cao hơn bình thường: núi cao, cao người, cao độ...
                   - chất lượng vượt bậc: cao phẩm, chất lượng cao, cao cấp, cao kiến...
          Cáo: - nói rộng ra: báo cáo, thông cáo, cáo trạng...
                   - bỏ về, từ biệt: cáo quan, cáo biệt, cáo từ...
          Cát:   - tốt: cát tường, cát lợi, cát táng...
                   - dây : cát căn( sắn dây), cát đằng...
                   - chia vùng: cát cứ...
          Cầm: - thú: cầm thú...
                   - tù: giam cầm, cầm tù...
                   - giữ: cầm cố, cầm chừng, cầm chầu, cầm quyền, cầm đầu…
          Cẩn: - cẩn thận: cẩn tắc vô áy náy, cẩn mật...
          Cấp:- gấp gáp: cấp báo, cấp bách...
          Cầu: - hình cầu: đá cầu, quả cầu, địa cầu...
                   - mong muốn: cầu mong, cầu can, cầu tự...
          Chân: đúng đắn: chân thành, chân lý, chân nhân, chân quê, chân phương, chân tình...
          Châu: - ngọc: châu ngọc, diệp minh châu, diệp hạ châu, châu báu...
                   - Một vùng đất: châu Úc, châu huyện..
                   - Nước mắt: lả chả dòng châu, châu sa...
                   - Sông: châu thổ,....
          Chế: - đặt ra: chế định, sáng chế, chế tạo...
                   - dùng sức khuất phục; áp chế, kìm chế...
                   - thể chế: chế độ...
          Chi:   - nhánh: chi lưu, chi họ...
                   - chân: tứ chi, bốn chi thất thểu...
                   - trả, đưa ra: chi tiêu, thu chi, chi phối...
          Chí:   - đúng; chí tình, chí lí...
                   - mức cao nhất: chí thành, chí thân, chí tôn, chí công, chí cốt, chí hướng...
          Chiến: đánh: chiến đấu, chiến binh, chiến bại, chiến bào, chiến sĩ, chiến phí, chiến lũy....
          Chiết: - chiếu ( dọi): chiết quang, nhật chiết...
                   - rút ra: chiết xuất, chiết suất, chiết khấu...
                     - cắt; chiết tự, chiết cành...
          Chiêu:- dụ ra: chiêu mộ, chiêu an, chiêu dân, chiêu binh, chiêu hồn...
                    - phục vụ: chiêu đãi viên, chiêu đãi...
          Chính: đúng: chính phẩm, chính nghĩa, chính hiệu, chính khóa, chính đáng...
                   - ngay thẳng: chính tâm, chính lệnh, chính trị...
          Chủ:   - quan trọng: chủ chốt, chủ đề, chủ yếu, chủ lạc...
                   - người đứng chủ, đầu; chủ nhà, chủ khảo, chủ tọa, chủ hộ, chủ trì...
          Chú: chỉ ra: chú giải, chú thích...
         Chu: - thuyền: chu du,...
                   - lợi: nha chu ( răng, lợi)...
                   - màu đỏ: chu tước...
                   - cả quá trình: chu trình, chu toàn, chu tất, chu kỳ...
          Chuyên: riêng một lĩnh vực: chuyên ngành...
          Công: - chung: công cộng, việc công, công bằng...
                   - sức: công lao, công sức...
                   - đánh: công sự, công thành, công đồn...
                   - làm: công việc, công cụ...
          Cổ:    -  trống: cổ vũ, cổ động...
                   - xưa: đồ cổ, kim cổ...
          Cung: - nơi vua ở: cung điện, cung đình, thâm cung...
                   - nhu cầu dùng: cung cấp, cung cầu...
          Cự:    - to: cự mã, trưởng cự, cự phách...
                   - chống lại: chống cự, cự địch ( Lý Thường Kiệt bình Chiêm cự Tống)
                   - chối từ: cự tuyệt...
          Cương: - cứng, đúng: cương trực, cương trường, cương vị...
                     - bờ cõi: cương vực, biên cương...
          Cường: - mạnh; cường tráng...
          Dã:    - ác: dã thú, dã man. dã tâm...
                   - hoang vắng: dân dã, điền dã, hoang dã, dã ngoại, dã vị...
          Dạ:    - bụng: lòng dạ, dạ con...
                   - đêm: dạ hội, dạ tiệc, dạ quang...
          Danh: - tên người: danh bạ, nêu danh, yết danh bảng vàng, danh hiệu...
                   - tiếng tăm: danh ca, danh dự, danh giá, danh nho, danh sĩ...
          Dàn: - phác thảo: dàn ý, dàn dựng, dàn bài...
                   - tổ chức: dàn cảnh, dàn nhạc, dàn hòa...
          Dân: - nhân dân...
          Dĩ:     - qua rồi: dĩ vãng....
                    - lẽ tự nhiên: dĩ nhiên...
                   - dùng: dĩ bất biến ứng vạn biến, dĩ đoản chế trường ( lấy ngắn chống dài)...
          Di:     - ( qua rồi): để lại di chiếu, di hài, di vật, di sản, di huấn...
                   - đi lại: di chuyển, di trú, di tản, di động...
          Dịch:           - chất dịch; dịch nhầy, dịch tiết...
                   - bệnh: dịch bệnh, dịch hạch...
                   - vận động: kinh dịch, dịch lí, dịch chuyển...
          Dị: khác: dị tộc, dị dạng, dị nhận, dị ứng...
          Diễn: trình bày: diễn kịch, diễn tấu….
          Du: (đi): du lịch, chu du, du ngoạn....
          Dũng: mạnh: dũng tướng, dũng sĩ...
          Dụng: dùng: công dụng, dụng võ, dụng cụ...
          Duy:-  (duy trì tiếp tục) duy trì, duy cảm, duy tâm, ...
                   - Có 1: duy nhất...
          Duyên: - nguyên nhân: duyên cơ, nhân duyên, duyện nợ...
                     - ven biển; duyên hải...
          Duyệt: chuẩn y, đồng ý: duyệt binh, duyệt hồ sơ...
          Dư:    - thừa ra: dư dật, dư dả ...
                   - dư luận, dư vị, dư âm...
          Dữ:    - cái đã biết: dữ kiện, dữ liệu...
                   - ác: hung dữ, dữ tợn...
          Dự:    - tham gia: tham dự, dự họp...
                   - ý tưởng ban đầu: dự định, dự án, dự báo, dự bị, dự toán…
          Dược: - thuốc: dược liệu, dược sĩ, dược thảo...
                   - sáo: hoàng dược sư...
          Dương: - con dê: dương xa ( xe dê)
                      - dương liễu ( cây liễu)...
                       - dương (âm): cực dương, âm dương, thái dương....
                      - đưa ra: dương danh, dương đông kích tây...
          Dưỡng: nuôi: dưỡng dục, giáo dưỡng, cấp dưỡng...
          Đa: nhiều: đa âm, đa dạng, đa mưu, đa nghĩa, đa nghi, đa diện...
          Đại:   - to: đại bàng, đại cáo, đại cục, đại chiến...
                   - thay thế: đại từ, đại biểu...
                   - thời đại: thời đại, triều đại, niên đại...
          Đảng: một nhóm người kết lai với nhau để tiến hành các hoạt động; đảng phái....
          Đào: - bỏ: đào ngũ, đào tẩu, đào thải...
                   - xây dựng: đào tạo, đào luyện...
          Đảo: lật đổ; đảo chính, đảo lộn...
          Đạo: - đường đi: độc đạo...
                   - đạo đức: đạo lí, đạo nghĩa...
                   - tôn giáo: đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho, đạo sĩ....
                   - ăn trộm: đạo tặc, đạo nhạc, đạo văn...
          Đắc: ( trúng, có): đắc cử, đắc ý, đắc đạo, đắc tội...
          Đặc: ( hơn hẳn): đặc công, đặc sắc, đặc sản, đặc khu, đặc biệt....
          Đăng: -  được, lên: đăng quang, đăng khoa, đăng đào....
                      -  sáng ( đèn): tỏa đăng ( Hai bàn tay...)
          Đề: đưa ra: đề cử, đề bạt, đề cương, đề đạt, đề cao.
          Đế: vua: đế quốc, hoàng đế...
                   - Phía dưới: đế tủ, đế dép..
          Đệ:    - em: huynh đệ, đệ tử...
                   - thứ: đệ nhị, đệ tam...
                   - đưa lên: đệ trình...
          Địa:   - đất: địa lí, địa phương, địa chủ, địa ngục, địa hình...
                   - vị trí: địa vị, tâm địa...
          Đích: đúng, đích thân, đích danh, đích thực...
          Địch: giặc: địch quân, địch thủ...
          Điểm: - tóm tắt: điểm báo, ưu điểm, nhược điểm...
                   - nêu lên: điểm danh, điểm diện...
                   - vị trí: cao điểm, tâm điểm, điểm nóng...
          Điền: ruộng: điền trang, điền chủ, điền địa , điền sản,..
          Đinh: người đàn ông; suất đinh,..
          Đình:          - Chùa đình: đình chùa, sân đình, đình đám ( đám hội sân đình tức hội hè).
                   - dừng lại: đình chỉ, đình sản, đình trệ, đình công...
          Định:          - ý tưởng: ý định, định liệu, định hình, định kiến...
                   - ở lại: cố định, đinh cư, đinh canh...
                   - nêu lên: định danh, định nghĩa...
          Đoài ; tây; đoái ( nhìn); đoản ( gãy, ngắn); đoạn ( đứt, hết)...
          Đoàn ; tập hợp lại, kết lại một tổ chức; đoàn kết, đoàn viên.
          Đồ:    - thầy: thầy đồ...
                   - vẽ: đồ họa...
          Đô: to ; đô thị, đô úy, đô vật…
          Độ: rộng.
          Độc   -  ác : độc ác, ác độc, độc dược, độc tố...
                   - một : độc thân, độc chiêu, độc đoán, độc quyền...
          Đối: chống lại, đối thủ, đối phương, đối địch...
          Đồng: - cùng: đồng chí, đồng lòng, đồng đội, đồng môn, đồng tâm...
                   - kim loại: trống đồng, súng đồng ( bác đồng)...
          Đương: - hiện tại: đương nhiệm, đương đại, đương kim, đương triều...
- đối diện: đương đầu, đương sự...        
Đường: nhà: tự đường, thảo đường ( nhà tranh)...
Giao: trao đổi, đối mặt: giao duyên, giao ca, giao hoán, giao kết, giao đấu...
Giáo: dạy; giáo án, thầy giáo, giáo dưỡng, giáo hóa...
Giáp:          - vỏ: thiết giáp, tăng thiết giáp, áo giáp..
          - gần: giáp mặt, giáp chiến, giáp ranh...
          - đơn vị cụm dân cư: giáp trưởng, hai giáp kéo co (Kéo co- Kim Lân)
Giới: -phạm vi: giới hạn, giới luật, ngữ giới..
          - nêu ra: giới thiệu...
          -tập hợp người; nữ giới, nam giới...
Hà:    - sông: hoàng hà, hà sa ( cát sông)..
          - khắt khe, bủn xỉn: hà tiện...
Hạ:    - dưới: thiên hạ, hạ đẳng, hạ âm, hạ thế, hạ lưu...
          - đưa xuống: hạ bệ , hạ cố, hạ huyệt, hạ mã, hạ ngục, hạ thủy.
Hợp: -  đúng: hợp lí, hợp tình, hợp nguyên tắc...
         - góp lại: hợp tác, hợp cẩn, hợp sức, hợp lực....
Hài:   -  hình thể: hài nhi, hài cốt...
          - vui: hài kịch, hài hòa...
 Hải: biển: hải dương, hải chiến, hải đạo, hải đồ, hải cảng, hải cẩu...
Hàm - ngầm : hàm ý, hàm chứa, hàm súc, hàm oan...
          cấp bậc: phẩm hàm, hàm học vị tiến sĩ...
Hàn: - nghèo: hàn sĩ, hàn nho, bần hàn, cơ hàn...
          - lạnh: hàn đới, hàn thực...
Hãm: vây lại, giữ lại: hãm thành, hãm trận...
Hành: - đi: hành trình, hành khách, hành hương, hành cước, hàng khất...
          - làm: thực hành, hành động, hành chính, hành hạ....
Hao: giảm, hao binh, hao mòn, hao phí...
Hào:  - vẽ đẹp: hồng hào, hào nhoáng, hào quang...
          - cao thượng: anh hào, hào phóng, hào hiệp...
Hảo: tốt: hảo tâm, hoàn hảo...
Hữu: - có: hữu hiệu, hữu ích, hữu tâm, hữu tình, hữu lí...
          - bạn: bạn hữu, thân hữu, bằng hữu...
           - phải: hữu ngạn,tả hữu, cánh hữu.. 
Hậu:- sau; hậu sinh, hậu bối, hậu duệ, hậu bị, hậu cung...
          - đầy đủ: hậu đãi, hậu tạ,..
Hỉ: vui; hoan hỉ, hỉ xả...
Hiềm: không bằng lòng, hiềm khích, hiềm thù...
Hiểm:- nguy: hiểm trở, hiểm họa, hiểm địa, hiểm yếu...
          - ác: hiểm ác, hiểm độc, nham hiểm...
Hiền: - lành, tốt: hiền lành, hiền thê, hiền hậu, thảo hiền, hiền đức...
                    - tài giỏi: hiền tài, hiền thánh, hiền minh...
Hiến: cho: cống hiến, hiến tặng...
          luật, quy định: hiến chương, hiến pháp...
Hiện: thấy: hiện hữu, xuất hiện...
Hiếu: - thích, ham: hiếu học, hiếu sát, hiếu kì, hiếu sự, hiếu sắc...
          - hiếu thảo (quý); hiếu nhân, hiền hiếu,...
Hòa:  - tan ra: hòa tan, hòa âm...
          - hòa hợp, yên ổn: hòa bình, hòa đồng, hòa nhã, hòa hoãn...
Hỏa: lửa;
Hoàng -vua; hoàng đế, hoàng thượng...
-         màu vàng; hoàng đản, hoàng đằng...
Huyền: - màu đen: mắt huyền...
  - kì lạ: huyền hoặc, huyền bí, huyện thoại...
          Hùng: mạnh: anh hùng, hào hùng, hùng tâm tráng khí...
                   con trống: thư hùng ( trống mái)...
          Huyết: máu ; xuất huyết não, bạch huyết, huyết tương...
          Khả: có thể; khả dụng, khả kính, khả nghi...
          Khai:           - mở ra: khai giảng: công khai, khai trương, khai phá...
                   - nói rõ: lời khai, khai tử, khai sinh, khai báo...
          Khám: kiểm tra: khám nghiệm, khám xét, khám phá...
          Khảo: kiểm tra, xem xét; khảo cổ, khảo chứng, khảo sát...
          Khẩn: - khai phá: khẩn hoang, khẩn ruộng..
                   - gấp gáp: khẩn trương, khẩn cấp...
          Khí: không khí ( hơi), khí hậu, khí đốt...
                   - bỏ: khí dân; Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân...
          Khiếm ; thiếu,...
          Khinh; coi thường; khinh rẽ, khinh thường, khinh nhờn...
          Khởi: bắt đầu; khởi điểm, khởi công...
          Kì: - lạ ; kì án, kì ảo, kì dị, kì nhân, kì diệu...
                - một khoảng: kì nghỉ, thời kì, kì thi...
          Kinh: - lo lắng: kinh hãi, kinh hồn...
                   - nơi vua ở: kinh kì, kinh đô...
                   - xem xét: kinh lí, kinh lược sứ...
          Lãnh: - nhận nhiệm vụ: lãnh đạo, thủ lãnh...
                   - một vùng: lãnh thổ, lãnh địa...
          - Lí:   - làng: lí trưởng,
                   - con đường: thiên lí, hành lí, lí trình..
                   - cá chép: lí ngư vọng nguyệt....
                   - căn cứ: lí giải, lí lẽ, lí luận, lí lịch, lí do...
          Liên: - liên quan, quan hệ: liên lạc, liên hệ, liên quan...
                   - hoa sen: kim liên, liên đài...
          Long:  - rồng.
                   - vua: long bào ( áo vua), long hải, long cổn,.. Lê Hoàn được thái hậu Dương Vân Nga khoác áo long cổn .
          Lục: - 6 ; lục 6 tam 3...
                 - đất; lục địa, lục quân...
          Lương: tốt, lương y, lương duyên, lương dân, lương thiện...
          Luyến: yêu: luyến ái...
          Lưu:   -chảy; lưu thủy, trường lưu, phụ lưu...
                   - giữ lại: lưu ban, lưu ý, lưu tâm...
          Man: - sai: khai man, man trá, lan man...
                   - hoang dã: man di, dã man, man địa, chinh man đại tướng quân...
          Mẫu:  - mẹ: mẫu thân, thân mẫu, mẫu tư, mẫu số...
                   - biểu: Biểu mẫu, làm mẫu, mẫu mực...
          Mĩ: đẹp: mĩ nhân, mĩ thuật, mĩ nghệ, mĩ nữ, mĩ phẩm...
          Minh: - sáng; quang minh, minh bạch, minh chứng...
                   - nhận thức nhanh: thông minh, minh mẫn..
                   - làm sáng rõ: minh oan, tường minh....
          Não:  - óc: não bộ, bán cầu não...
                   - buồn: sầu não, não nề, não ruột, não nùng...
          Nghi: - nghi ngờ:nghi án , nghi ngại ( chưa tin tưởng), đa nghi...
                   - quy định: nghi thức...
                   - đánh lừa: nghi binh..
          Nghĩa: - tình cảm; nghĩa huynh, tình nghĩa, nghĩa phụ, nhân nghĩa...
                    - trách nhiệm: nghĩa vụ, nghĩa vụ quân sự..
          Nhu:  - mềm: nhu nhược, nhu hòa..
                   - nêu cầu: nhu cầu, nhu yếu phẩm...
          Nhuận:- thêm; tháng 7 nhuận ..
                    - tốt ;  nhuận tràng, nhuận sắc,
          Niệm: - đọc lẩm nhẩm; niệm phật...
                   - suy nghĩ; ý niệm....
          Nô: người đầy tớ: nô dịch, nô lệ, nô bộc.
          Nội: trong; nội tạng....: ngoại : ngoài; ngoại vi, ngoại lai...
          Phi: - bay: phi công, phi cơ, phi trường...
                - không có: phi lí, phi nghĩa, phi nhân, phi ông, phi trí...
          Phong: - gió: phong thủy, phong nguyệt, phong thanh, phong thổ...
                    - lịch sự: phong nhã, phong thái, phong lưu...
                      - kín; niêm phong, phong bì….
          Phu: - người bị bắt lao dịch: phu ngựa, phu gánh quả vải..
                   - chồng: phu quân, phu phụ, phu thê...
                     - vợ: phu nhân..
          Phù:  - giúp đỡ: phù trợ, phù hộ, phù trì, phù rể...
                   - nổi trôi: phù sa, phù du, phù vân....
          Phú: - giàu có: phú nông, phi công bất phú, phú quý...
                   - thơ: thơ phú văn chương...
          Phụ:  - giúp ( thêm): phụ cấp, phụ đạo, phụ bản, phụ gia, phụ giảng.....
                   - gần, giáp: phụ cận...
                   - thứ yếu, sau: phụ phẩm, phụ âm...
          Phúc:  - tốt đẹp: phúc hậu, phúc đức, phúc lợi....
                   - xem lại: phúc khảo, phúc tra, phúc đáp....
          Phục: - quay lại: khôi phục, phục thù, phục quốc, phục hồi...
                   - làm việc: phục dịch.
          Quan: - bao bọc bên ngoài: quan tài,...
                   - nhìn: quan sát, quan tâm, quan trọng...
                   - quan(quân): quan tòa, quan trường...
                   - cửa ải: hải quan, hoành sơn quan...
          Quân: - vua: quân vương, quân chủ....
                   - lính: quân đội, quân lính, quân nhân...
                   - chia ra: bình quân...
           Quần : vây quanh; quần thảo, quần thể...
           Sĩ: trí thức thời xưa: sĩ quan, sĩ phu, sĩ khí, sĩ diện...
          Sinh: - sinh ( đẻ): sinh sản, sinh nhật, sinh đẻ....
                   - sống: sinh sống, sinh trưởng, dân sinh, sinh hoạt...
          Tâm:  - lòng;  tâm bệnh, tâm đức, tâm giao....
                   - bên trong: tâm hồn, tâm huyết, tâm lí, tâm linh, tâm nguyện...
          Tài:   - tài sản (của) tài sản, gia tài....
                   - khả năng hơn người: tài trì, tài năng....
          Thất:           - mất: thất bát, thất thủ, thất trận....
                   - nhà: gia thất, lập thất, nội thất...
          Thái: trên : thái thượng hoàng, thái quá, thái cổ...
          Tham: - tham lam: quan lam, tham ăn, tham ô, tham nhũng, tham công...
                    - tham gia: tham mưu, tham chiến, tham nghị...
          Thanh: xinh, sáng: Thanh thiên, thanh thủy, thanh minh...
                   - tiếng: âm thanh, thanh âm, thanh khí, thanh quản...
                   - danh vọng: thanh danh, thanh liêm, thanh lịch..
                   - bỏ: thanh lí, thanh lọc...
          Trọng:- nặng: trọng lượng,...
                   - trầm trọng, hơn bình thường: trầm trọng, trọng điểm

Sưu tầm

No comments: