Thursday 18 August 2016

Đại lượng và các phép tính về đại lượng (Phần 1)

Trong chương trình tiểu học chúng ta được học về đại lượng và các phép tính về đại lượng, đây là một phần dễ làm mất điểm của các bạn học sinh. Bài này, nguyentrangmath.com sẽ hệ thống lại kiến thức về đại lượng nhằm giúp các em nắm rõ hơn. Chúc các em học tốt!
Bài viết liên quan:

A - ĐO KHỐI LƯỢNG
  1. Hai đơn vị đó khối lượng liền nhau thì gấp (hoặc kém) nhau 10 lần. Như vậu khối đo khối lượng là số trong hệ thập phân.
  2. Trong số đo khối lượng, mỗi chữ số cũng tương ứng với một hàng đơn vị khối lượng.
Ví dụ: 5678 kg = 5 tấn 6 tạ 7 yến 8 kg.
Bảng đo đơn vị khối lượng:


CÁC PHÉP TÍNH VỀ SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG
Vì số đo  khối lượng là số đo thuộc hệ thập phân nên các phép tính về số đo khối lượng cũng thực hiện như phép tính về số tự nhiên. Cụ thể là đối với phép cộng và phép trừ cần nhớ các quy tắc sau:
  • Chỉ thực hiện với các số có cùng tên đơn vị.
  • Đặt tính theo quy tắc các chữ số cùng hàng phải đặt thẳng cột với nhau
  • Thực hiện phép tính từ trái sang phải.
  • Nếu kết quả cộng lớn hơn 9 thì nhớ sang hàng liên bên trái.
  • Nếu chữ số ở một hàng nào đó của số bị trừ nhỏ hơn chữ số cùng hàng đó của số trừ thì ta thêm 10 vào chữ số ở hàng đó của số bị trừ đồng thời thêm 1 vào hàng liền sau của số trừ.
Ví dụ:
278 kg          8 + 3 = 11 viết 1 nhớ 1 sang hàng chục kg (yến)
333 kg           7 + 3 = 10 nhớ 1 là 11 viết 1 nhớ 1 sang hàng trăm kg (tạ)
611 kg           2 + 3 = 5 nhớ 1 là 6
Vậy: 278kg + 333kg = 611kg
852kg              (2 + 10) - 6 = 6 (Viết 6 nhớ 1 sang hàng chục kg của số trừ)
- 386kg                (5 + 10) - (8 + 1 (nhớ)) = 6 viết 6 nhớ 1 sang hàng trăm của số trừ
466kg                8 - (3 + 1(nhớ))  =  4
Vậy: 952kg - 386kg = 466kg
 B - SỐ ĐO THỜI GIAN
1 ngày = 24 giờ
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
1 thế kỉ = 100 năm
1 tuần = 7 ngày
1 năm thường  = 365 ngày
1 năm nhuận = 366 ngày
Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất (thế kỉ I)
Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai (thế kỉ II)...
Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ thứ 20 (thế kỉ XX). 
Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ thứ 21 (thế kỉ XXI)
CÁC PHÉP TÍNH VỀ SỐ ĐO THỜI GIAN
Số đo thời gian không thuộc hệ các số thập phân nên khi thực hiện các phép tính về số đo thời gian không hoàn toàn giống như các phép tính số tự nhiên, số đo độ dài, số đo khối lượng.
Dưới đây là một vài ví dụ về phép chuyển đổi số đo thời gian từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ và ngược lại.
Ví dụ 1: 7 phút = ... giây                                     1/3 giờ = ....... phút
Hướng dẫn:
Vì 1 phút bằng 60 giây nên 7 phút = 7 x 60 = 420 giây
Vì 1 giờ bằng 60 phút nên 1/3 giờ = 60 : 3 = 20 phút
Ví dụ 2: 2 phút 35 giây = ... giây
Hướng dẫn:
2 phút = 60 x 2 = 120 giây nên 2 phút 35 giây = 120 + 35 = 155 giây
2 phút 35 giây = 155 giây
Ví dụ 3: 8 phút 1/4 phút = ... giây
Hướng dẫn: 
Ta có: 8 phút = 8 x 60 = 480 giây
           1/4 phút = 60 : 4 = 15 giây
Vậy 8 phút 1/4 phút  = 480 + 15 = 495 giây
Chú ý: Nếu số cần đổi có từ hai tên đơn vị trở lên hoặc gồm 2 cách viết số khác nhau (số tự nhiên và phân số), ta đổi riêng từng phần rồi cộng các kết quả lại.
Ví dụ 4: 456 phút = ... giờ... phút
Hướng dẫn: 
Vì: 456 : 60 = 7 dư 36. Vậy 456 phút = 7 giờ 36 phút.
Ví dụ 5: 182 giờ = ... ngày ... giờ
Hướng dẫn:
Vì: 182 : 24 = 7 dư 14 nến 182 giờ = 7 ngày 14 giờ
Chú ý: Muốn đổi số đo thời gian từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn hơn, ta đem số cần đổi chia cho số lần 1 đơn vị lớn gấp đơn vị nhỏ. Thương là số đơn vị cần đổi ra, số dư là số mang tên đơn vị nhỏ.
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
Ví dụ 1: 24 phút 24 giây + 35 phút 35 giây = ... phút ... giây
Hướng dẫn: 
Cách 1: 24 phút 24 giây = 1464 giây (Vì 24 x 60 + 24 = 1464)
             35 phút 35 giây = 2135 giây (Vì 35 x 60 + 35 = 2135)
            Vậy 24 phút 24 giây + 35 phút 35 giây = 3599 giây
Mặt khác: 3599 : 60 = 59 dư 59
Nên: 24 phút 24 giây + 35 phút 35 giây = 59 phút 59 giây
Cách 2: 
    24 phút 24 giây
+ 35 phút 35 giây
    59 phút 59 giây
Chú ý:
  • Đặt tính như phép cộng số tự nhiên
  • Cộng riêng từng phần mang tên đơn vị giống nhau
  • Nếu số đơn vị của tổng lớn hơn số đơn vị liền kề thì đổi ra số đơn vị liền kề và cộng số đơn vị cùng tên đó lại.
Ví dụ 2:
    24 phút 35 giây
+ 35 phút 35 giây
    59 phút 70 giây
Vì 70 giây = 1 phút 10 giây
Nên  59 phút 70 giây = 59 phút + 1 phút + 10 giây = 60 phút 10 giây
(Còn nữa)

Nguyễn Trang tổng hợp
Bài viết liên quan:

No comments: