Thursday 18 August 2016

Đại lượng và các phép tính về đại lượng (Phần 2)

Trong chương trình tiểu học chúng ta được học về đại lượng và các phép tính về đại lượng, đây là một phần dễ làm mất điểm của các bạn học sinh. Bài này, nguyentrangmath.com sẽ hệ thống lại kiến thức về đại lượng nhằm giúp các em nắm rõ hơn. Chúc các em học tốt!
Bài viết liên quan: 



B - SỐ ĐÓ THỜI GIAN (TIẾP)
PHÉP TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
Ví dụ 1: 4 ngày 10 giờ - 2 ngày 16 giờ
Hướng dẫn: 
Cách 1:
4 ngày 10 giờ = 106 giờ (vì 24 x 4 + 10 = 106)
2 ngày 16 giờ = 64 giờ (vì 2 x 24 + 16 = 64)
4 ngày 10 giờ - 2 ngày 16 giờ = 106 giờ - 64 giờ = 42 giờ = 1 ngày 18 giờ
Cùng đổi ra một đơn vị nhỏ để trừ. Nếu hiệu số lớn hơn số lần một đơn vị lớn kề liền gấp 1 đơn vị nhỏ thì đổi tiếp ra đơn vị lớn kề liền đó.

Cách 2:
4 ngày 10 giờ        Vì 10 giờ < 16 giờ nên 10 giờ không trừ được 16 giờ
2 ngày 16 giờ      Ta lấy một đơn vị ngày đổi ra giờ rồi cộng với 10 giờ rồi trừ 16 giờ
1 ngày 18 giờ         Sau đó thực hiện như phép trừ bình thường
Đặt tính như phép trừ số tự nhiên đơn vị nào dưới đơn vị ấy, hàng nào dưới hàng ấy rồi trừ riêng từng đơn vị một.
PHÉP NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN
Ví dụ 2: 2 phút 35 giây x 4 = .... phút ... giây
Hướng dẫn:
Cách 1:
2 phút 35 giây x 4 = 10 phút 20 giây
(Vì 2 x 60 + 35 = 155 giây; 155 x 4 = 620 giây = 10 phút 20 giây)
Cách 2:
2 phút 35 giây
x          4             
8 phút 140 giây = 8 phút + 2 phút + 20 giây
.                           = 10 phút 20 giây
Đặt tích như phép nhân số tự nhiên. Nhân thừa số thứ hai với từng đơn vị số đo thời gian, để riêng kết quả. Nếu tích số lớn hơn số lần 1 đơn vị lớn kề liền gấp 1 đơn vị bé thì đổi tiếp ra đơn vị lớn và cộng kết quả đổi được vào đơn vị lớn liền kề.
PHÉP CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN
Ví dụ 1: 10 phút 24 giây : 4 = ... phút ... giây
Hướng dẫn
10 phút 24 giây : 4   = 2 phút 36 giây
Cách 1:
10 phút 24 giây = 624 giây (vì 60 x 10 + 24 = 624)
624 giây : 4  = 156 giây = 2 phút 36 giây
Cách 2:
Chia từng đơn vị (số đo thời gian) cho số chia, hết đơn vị nào để tên đơn vị ấy vào số thương rồi chia đến đơn vị liền sau. Nếu còn dư, đổi đơn vị lớn còn dư ra đơn vị nhỏ, cộng kết quả đổi được với số đơn vị nhỏ ở số bị chia rồi chia tiếp. Chia hết đơn vị nào thì viết tên đơn vị đó vào số thương.
C - ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
  1. Hai đơn vị đó khối lượng liền nhau thì gấp (hoặc kém) nhau 10 lần. Như vậu khối đo khối lượng là số trong hệ thập phân.
  2. Trong số đo khối lượng, mỗi chữ số cũng tương ứng với một hàng đơn vị khối lượng.
Ví dụ:1234m = 1 km 2hm 3 dam 4m


Nguyễn Trang tổng hợp

Bài viết liên quan:

No comments: