Showing posts with label Tiếng Việt tham khảo. Show all posts
Showing posts with label Tiếng Việt tham khảo. Show all posts

Wednesday 5 July 2017

Đại từ - Đại từ xưng hô

I - GHI NHỚ:

Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
==> Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô, đại từ xưng hô điển hình): Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi :
      + Đại từ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,...
      + Đại từ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, ...
      + Đại từ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,...
==> Đại từ dùng để hỏi: ai ? gì? nào? bao nhiêu ?...
==> Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế .

 Lưu ý: Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể :
      - Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT đo đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT.
     - Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như ĐT, TT.
     - Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều DT làm từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các DT : 
+ Chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc: ông, bà,anh, chị, em, con, cháu,...
+ Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư,...
        Để biết khi nào một từ là DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc, DT chỉ chức vụ - nghề nghiệp và  khi nào nó được dùng như DT chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó. 
V.D1 của em dạy Tiếng Anh (  là DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc )
V.D2 :  Hoa luôn giúp đỡ mọi người (  là DT chỉ đơn vị ).
V.D3 : Cháu chào  ạ ! (  là đại từ xưng hô )

II - BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Bài 1:
Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :
a)     Tôi đang học bài thì Nam đến.
b)    Người được nhà trường biểu dương là tôi.
c)     Cả nhà rất yêu quý tôi.
d)    Anh chị tôi đều học giỏi.
e)     Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Bài 2 :
Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau , nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào :
      Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc :
-         Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? ( câu 1 )
-         Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2 )
-         Tớ cũng thế. (câu 3 )

Bài 3 :
Đọc các câu sau :
      Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin :
      - Xin ông thả cháu ra.
      Sói trả lời :
      -Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ?
                                                            ( Theo Lép Tôn- xtôi ).
a)     Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên.
b)    Phân  các đại từ xưng hô trên thành 2 loại :
-         Đại từ xưng hô điển hình.
-         Danh từ lâm thời làm đị từ xưng hô.

Bài 4 :
Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại :
a)     Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.
b)    Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
c)     - Nam ơi ! Cậu được mấy điểm ?
-         Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm ?
-         Tớ cũng được 10 điểm.

III - GỢI Ý - ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH:

Bài 1:
     a) Chủ ngữ.
     b) Vị ngữ.
     c) Bổ ngữ.
     d) Định ngữ.
     e) Trạng ngữ.

Bài 2 :
      - Câu 1 : từ bạn  ( DT lâm thời làm đại từ xưng hô ) thay thế cho từ Bắc.
      - Câu 2 : tớ thay thế cho Bắc ,cậu thay thế cho Nam.
      - Câu 3 : tớ thay thế cho Namthế thay thế cụm từ được điểm 10.

Bài 3 :
      a) Ông, cháu, ta, mày, chúng mày.
      b)- Điển hình : ta, mày, chúng mày.
         - lâm thời, tạm thời : ông, cháu (DT làm đại từ ).

Bài 4 :
a) Thay từ con quạ (thứ 2) bằng từ nó.
b) Thay từ Tấm (thứ 2) bằng từ cô.

c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao” ; cụm từ “được 10 điểm”(ở dưới ) bằng “cũng vậy”.


 Sưu tầm

Saturday 10 December 2016

ĐỀ THI HK1 LỚP 2 MÔN TIẾNG VIỆT CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM 2016-2017

Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến
Họ và tên: ..................................
Lớp:............................
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I  
  NĂM HỌC: 2016 - 2017
Môn: Tiếng Việt – Lớp 2
Thời gian: 40 phút
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
A. Đọc hiểu
I. Đọc văn bản sau:
CÒ VÀ VẠC
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rụt đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc thì chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.
Truyện cổ Việt Nam
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Trong câu truyện trên gồm có mấy nhân vật? (0, 5 điểm)
a. Một nhân vật: Cò
b. Hai nhân vật: Cò và Vạc
c. Ba nhân vật: Cò, Vạc, Sáo
Câu 2: Cò là một học sinh như thế nào? (0, 5 điểm)
a. Lười biếng.                   b. Chăm làm.                    c. Ngoan ngoãn, chăm chỉ.
Câu 3: Vạc có điểm gì khác Cò? (0, 5 điểm)
a. Học kém nhất lớp.
b. Không chịu học hành.
c. Hay đi chơi.
Câu 4: Vì sao Vạc không dám bay đi kiếm ăn vào ban ngày? (0, 5 điểm)
a. Sợ trời mưa.              b. Sợ bạn chê cười.                   c. Cả 2 ý trên.
Câu 5: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: (1 điểm)
- dài - ......
- khỏe - ........
- to - ........
- thấp - .......
Câu 6: Câu "Cò ngoan ngoãn" được viết theo mẫu câu nào dưới đây? (0, 5 điểm)
a. Ai là gì?                b. Ai làm gì?                     c. Ai thế nào?
Câu 7: Hãy đặt một câu theo mẫu : Ai làm gì ? để nói về hoạt động của học sinh. (1 điểm)
..................................................................................................................
Câu 8: Tìm các từ chỉ con vật trong câu truyện trên? (0, 5 điểm)
...........................................................................................................................
B. Phần đọc thành tiếng:
Học sinh được bốc thăm đọc bài.
- Đoạn 2 bài "Bông hoa Niềm Vui" (trang 104, SGK TV lớp 2 tập một).
- Bài thơ "Mẹ" (trang 101, SGK TV lớp 2 tập một).
- Đoạn 3 bài "Sáng kiến của bé Hà" (trang 78, SGK TV lớp 2 tập một).
- Đoạn 1 bài "Bà cháu" (trang 86, SGK TV lớp 2 tập một).
PHẦN KIỂM TRA VIẾT:
Học sinh viết vào giấy ô li đã chuẩn bị sẵn.
A. Phần viết chính tả: Nghe – viết bài "Câu chuyện bó đũa" (viết từ Người cha liền bảo ... đến hết).
B. Phần tập làm văn
Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4-5 câu để kể về gia đình của em theo gợi ý sau:
- Gia đình (tổ ấm) của em gồm có mấy người? Đó là những ai?
- Công việc của mọi người thế nào?
- Lúc rảnh rỗi, mọi người trong gia đình em thường làm gì?
- Cuối tuần, gia đình em sẽ làm gì?
- Em cảm thấy như thế nào khi được sống trong gia đình của mình?

 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT

PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
A. Đọc hiểu
Câu 1: b
Câu 2: c
Câu 3: b
Câu 4: b
Câu 5:
Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: (1 điểm)
- dài – ngắn
- khỏe – yếu
- to – nhỏ (bé)
- thấp - cao
Câu 6: c
Câu 7: Hãy đặt một câu theo mẫu : Ai làm gì ? để nói về hoạt động của học sinh. (1 điểm)
Học sinh đang học bài.
Nếu học sinh viết đúng câu nhưng không viết hoa và cuối câu không có dấu chấm trừ 0, 25 điểm.
Nếu học sinh viết không đúng mẫu câu nêu trên thì không cho điểm.
Câu 8: Tìm các từ chỉ con vật trong câu truyện Cò và Vạc nêu trên? (0, 5 điểm)
Cò, Vạc, tôm, ốc.
Tìm được một từ cho 0, 15 điểm.
B. Phần đọc thành tiếng:
Học sinh được bốc thăm đọc bài.
- Đoạn 2 bài "Bông hoa Niềm Vui" (trang 104, SGK TV lớp 2 tập một).
- Bài thơ "Mẹ" (trang 101, SGK TV lớp 2 tập một).
- Đoạn 3 bài "Sáng kiến của bé Hà" (trang 78, SGK TV lớp 2 tập một).
- Đoạn 1 bài "Bà cháu" (trang 86, SGK TV lớp 2 tập một).
Học sinh đọc to, rõ rang, rành mạch: 5 điểm.
Học sinh đọc sai từ, ngọng, thiếu, thừa từ, chưa đúng cách ngắt nghỉ trừ 0,25 điểm/1 lỗi.
PHẦN KIỂM TRA VIẾT:
Học sinh viết vào giấy ô li đã chuẩn bị sẵn.
A. Phần viết chính tả:
Nghe – viết bài "Câu chuyện bó đũa" (viết từ Người cha liền bảo ... đến hết).
Học sinh viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
Học sinh viết sai chính tả, trình bày chưa sạch đẹp, ... : trừ 0,25 điểm/ 1 lỗi
B. Phần tập làm văn
Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4-5 câu để kể về gia đình của em theo gợi ý sau:
- Gia đình (tổ ấm) của em gồm có mấy người? Đó là những ai?
- Công việc của mọi người thế nào?
- Lúc rảnh rỗi, mọi người trong gia đình em thường làm gì?
- Cuối tuần, gia đình em sẽ làm gì?
- Em cảm thấy như thế nào khi được sống trong gia đình của mình?
Hướng dẫn chấm điểm:
  • Kể đầy đủ tên các thành viên trong gia đình: 1 điểm.
  • Kể được công việc của một vài thành viên trong gia đình: 1 điểm.
  • Kể được lúc rảnh rỗi hoặc giờ nghỉ ngơi và ngày nghỉ gia đình mình làm gì?: 1 điểm.
  • Nói được câu về tình cảm của học sinh đối với mọi người trong gia đình: 1 điểm.
  • Học sinh viết đúng câu, câu văn có sáng tạo, logic, có câu văn hay chứa cảm xúc: 1 điểm.
Sưu tầm

Thursday 8 December 2016

ĐỀ THI HK1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - THEO THÔNG TƯ 22

PHÒNG GD&ĐT MINH SƠN
TRƯỜNG TH  ...................

Đề chính thức
 
 

                   
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4


A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
1. Đọc thành tiếng: (2,0 điểm - Thời gian 1 phút)

THĂM SỐ 1
 



Người tìm đường lên các vì sao

Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cách chim. Kết quả, ông đã bị gẫy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?"
Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.


          Câu hỏi: (0,5 điểm)
          Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ?

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 CÓ MA TRẬN 4 MỨC Năm học: 2016 – 2017

TRƯỜNG TH                                            ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
                                                                               MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
                                                                                   Năm học: 2016 – 2017
              
 
BẢNG MA TRẬN

Mạch kiến thức,
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đọc hiểu
Số câu
1
(câu1)

2(câu 2, 3)




1
(câu 6)
3
1
Số điểm
0,5

1




0,5
1,5
0,5
Từ và câu
Số câu


1(câu 4)


1
(câu5)


1
1
Số điểm


0,5


0,5


0,5
0.5
Tổng
Số câu
1

3


1

1
4
2
Số điểm
0,5

1,5


0,5

0,5
2
1