Showing posts with label Tiếng Việt tham khảo. Show all posts
Showing posts with label Tiếng Việt tham khảo. Show all posts

Saturday 3 December 2016

HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ KIỂM TRA và ĐỀ KT MẪU HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1. CGD

PHẦN I
HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1. CGD
I.  MỤC ĐÍCH
- Kiểm tra để đánh giá kiến thức, kĩ năng và năng lực của học sinh học chương trình Tiếng Việt lớp 1. CGD sau khi học hết tuần 17.
-  Sử dụng kết quả bài kiểm tra theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT về việc Quy định đánh giá học sinh tiểu học ra ngày 28 tháng 08 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Kiến thức và năng lực phân tích ngữ âm
a.  Về kiến thức
- Tách lời thành tiếng, tách tiếng thành các phần.
- Các kiểu vần đã học.
- Các luật chính tả: Luật chính tả e, ê, i. Luật chính tả ghi âm /cờ/ trước âm đệm.
b. Về năng lực phân tích ngữ âm
- Đọc và phân tích tiếng chứa các kiểu vần đã học.
- Nhận diện các kiểu vần và đ­ưa tiếng vào mô hình.
2. Kĩ năng đọc - viết
a. Đọc
- Dung lượng: đoạn văn dài 30 tiếng
- Tốc độ tối thiểu: 20 tiếng/ 1 phút
- Mức độ đọc:
+ Đọc trơn: đọc đúng, đọc rõ từng tiếng, từ và biết ngắt câu.
+ Đọc hiểu: hiểu  một số  từ, ngữ  khó trong bài.

Thursday 1 December 2016

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 4 MÔN TOÁN - TIẾNG VIỆT CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TI

Trường Tiểu học ...
Họ tên:
Lớp:………………………………………

SỐ BÁO DANH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: TOÁN  LỚP 4
NĂM HỌC ...
Thời gian: 60 phút
GIÁM THỊ


SỐ PHÁCH

SỐ THỨ TỰ






                 ĐIỂM                                          BẰNG CHỮ
SỐ PHÁCH
GIÁM KHẢO




Thời gian làm bài: 60 phút (không tính thời gian giao đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Bài 1 (4 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi ý sau:
a/ Số gồm năm mươi triệu, bảy mươi nghìn và năm mươi viết là:
     A. 50 700 050                  B. 505 030                 C. 50 070 050           D. 50 070 030
b/ Giá trị của số 5 trong số 712 537 628 là:
     A. 50 000                          B. 50 000 000           C. 5 000 000             D. 500 000
c/ Tổng hai số là 25, hiệu hai số là 3. Vậy số bé là:
                 A. 14               B. 13                   C. 12             D. 11  
d/ Số nào sau đây chia hết cho cả 3 và 5?
                A. 45                B. 54                   C. 25              D. 50
Bài 2 (1 điểm): Một lớp học có 35 học sinh, trong đó có 5/7 là học sinh nam. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh nữ?
                A.   11                      B.   24                        C.   10                          D.   25

Monday 28 November 2016

BẢNG ÂM VẦN theo chương trình GDCN và cách đánh vần mẫu (Dành cho phụ huynh tham khảo dạy con)


Nhằm giúp các bậc phụ huynh có thể cùng con học đánh vần ở nhà, nguyentrangmath sưu tầm và tổng hợp cách đánh vần theo chương trình CNG để quý phụ huynh tham khảo.
Quy luật đánh vần: đánh vần từ âm vị nhỏ nhất
BẢNG ÂM VẦN
THEO CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, i, kh, l, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y
Riêng các âm: gi; r; d đều đọc  là “dờ” nhưng cách phát âm khác nhau.
            c; k; q đều đọclà “cờ”
Vần
Cách đọc
Vần
Cách đọc
gì – gi huyền gì
uôm
uôm – ua – m - uôm
iê, yê, ya
đều đọc là ia
uôt
uôt – ua – t - uôt
đọc là ua
uôc
uôc – ua – c - uôc
ươ
đọc là ưa
uông
uông – ua – ng - uông
iêu
iêu – ia – u – iêu
ươi
ươi – ưa – i - ươi
yêu
yêu – ia – u – yêu
ươn
ươn – ưa – n  - ươn
iên
iên – ia – n - iên
ương
ương  - ưa – ng   - ương
yên
yên – ia – n – yên
ươm
ươm – ưa – m - ươm
iêt
iêt – ia – t – iêt
ươc
ươc – ưa – c – ươc
iêc
iêc – ia – c – iêc
ươp
ươp – ưa – p  - ươp
iêp
iêp – ia – p – iêp
oai
oai – o- ai- oai
yêm
yêm – ia – m – yêm
oay
oay – o – ay - oay
iêng
iêng – ia – ng - iêng
oan
oan – o – an - oan
uôi
uôi – ua – i – uôi
oăn
oăn – o – ăn - oăn
uôn
uôn – ua – n – uôn
oang
oang – o – ang - oang
uyên
uyên – u – yên - uyên
oăng
oăng – o – ăng - oăng
uych
uych – u – ych - uych
oanh
oanh – o – anh - oanh
uynh
uynh – u – ynh – uynh
oach
oach – o – ach - oach
uyêt
uyêt  - u – yêt – uyêt
oat
oat  - o – at - oat
uya
uya – u – ya – uya
oăt
oăt – o – ăt – oăt
uyt
uyt – u – yt – uyt
uân
uân – u – ân – uân
oi
oi – o – i -  oi
uât
uât – u – ât – uât
Các âm: oi      ai         ôi         ơi         ui         ưi         ay        ây        eo        ao        au       âu        iu         êu        ưu            on       an       ăn        ân        ơn        ưn        ôn        in        un       om       am      ăm       âm       ôm       ơm            êm       em       im        um      ot         at        ăt         ât         ôt         ơt         et        êt         ut         ưt         it (Vẫn phá tâm như cũ)

Saturday 26 November 2016

Những bài văn tả người


Đề bài: Em hãy tả hình dáng và tính tình cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong những năm học trước mà em nhớ nhất.          Tôi đã học rất nhiều cô, nhưng người để lại cho ấn tượng sâu sắc nhất là cô Thành dạy tôi năm lớp bốn.Từ xa, tôi đã nhận ra cô bởi dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát. Cô thường mặc những bộ quần áo giản dị, sẫm màu phù hợp với độ tuổi. Khuôn mặt cô hình trái xoan với nước da rám nắng. Cô có đôi mắt đen láy, rất đẹp làm tăng thêm vẻ thanh mịn, cong cong của cặp lông mày. Đôi mắt ấy nhìn chúng tôi một cách trìu mến, thân thiện. Cái mũi của cô thanh thanh, cao cao, bên dưới là chiếc miệng luôn mỉm cười cùng hàm răng trắng bóng, đều đặn nổi bặt cặp môi tươi tắn. Mái tóc cô hơi xoăn, đen óng ả buông xuống ngang vai. Trông cô thật bao dung, dịu hiền.Cô luôn luôn được mọi người yêu quý. Giờ lên lớp, cô giảng bài rất dễ hiểu, hấp dẫn, giọng nói của cô rõ ràng, nét mắt vui tươi. Mỗi khi có bài khó, chỗ nào chưa hiểu, mạnh dạn hỏi, cô đều tận tình giảng lại. Vào giờ ra chơi cô còn giành thời gian để trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Không những cô coi trọng môn Toán, Tiếng Việt cô còn giúp chúng tôi đạt điểm tốt trong tất cả các môn. Mỗi khi bạn nào mắc khuyết điểm cô đều nghiêm khắc phê bình nhưng cô chưa bao giờ phải xỉ mắng một học sinh nào. Với tấm lòng nhân ái cô vận động chúng tôi cùng cô quyên góp tìên ủng hộ các bạn nghèo vượt khó. Những việc làm của  cô làm tôi không thể quên được, nó luôn đọng lại trong tim tôi.Tôi coi cô như người mẹ thứ hai của tôi. Mai đây khôn lớn, những kiến thức mà cô Thành và các thầy cô khác đã dạy tôi sẽ trở thành hành trang để tôi bước vào đời. Tôi sẽ không quên mái trường thời thơ ấu này và hình ảnh cô đã dạy dỗ tôi. Đề bài: Tả hoạt động đang giảng bài  cô giáo (thầy giáo) trong một tiết học trước mà em nhớ nhất.Hôm nay là thứ ba, lớp em có tiết kể chuyện. Ngay trong tiết học đó, cô giáo Ngân trông thật là duyên dáng và đầy kính mến.         

Thursday 17 November 2016

TỔNG HỢP 20 ĐỀ THI HSG TIẾNG VIỆT LỚP 4-5


                                                   
BÀI KIỂM TRA SỐ 1:
                                                        MÔN TIẾNG VIỆT
                                                   (Thời gian làm bài: 70 phút)
                                                 Phần I: TRẮC NGHIỆM: (2điểm)
Có thể bạn quan tâm:
Tuyển tập 8 chuyên đề bôi dưỡng Violympic Toán lớp 5
Bài tập Cuối Tuần lớp 5 cả năm Dành cho HS Khá Giỏi
 Dưới đây là các câu hỏi và các ý trả lời A,B,C,D. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?
           A. gồ ghề                 B. ngượng ngịu                   C. kèm cặp                    D. kim cương
Câu 2: Kết hợp nào không phải là một từ?
          A. nước uống           B. xe hơi                             C. xe cộ                         D. ăn cơm
Câu 3: (1/2đ)Từ nào không phải là từ ghép?
          A. san sẻ                  B. phương hướng                C. xa lạ                          D. mong mỏi
Câu 4: Từ nào là danh từ?
          A. cái đẹp                B. tươi đẹp                          C. đáng yêu                   D. thân thương
Câu 5: Tiếng “đi” nào được dùng theo nghĩa gốc?
          A. vừa đi vừa chạy   B. đi ôtô                             C. đi nghỉ mát               D. đi con mã
Câu 6: Từ nào có nghĩa là “xanh tươi mỡ màng”?
          A. xanh ngắt             B. xanh biếc                       C. xanh thẳm                D. xanh mướt
Câu 7: Cặp từ quan hệ trong câu ghép: “Nếu gió thổi mạnh thì cây đổ” biểu thị quan hệ nào?
          A. Nguyên nhân - kết quả                                   B. Điều kiện, giả thiết - kết quả
          C. Đối chiếu, so sánh, tương phản                      D. Tăng tiến
Phần II: BÀI TẬP (7,5 điểm)
Câu 1: (1đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
     a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.
     b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
Câu 2: (0,5đ) Cho cặp từ sauthuyền nan / thuyền bè

Saturday 12 November 2016

BỘ 6 ĐỀ THI (TOÁN + TV) KHẢO SÁT NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC CÓ ĐÁP ÁN

Nguyentrangmath.com xin giới thiệu với các thầy cô bộ đề khảo sát năng lực giáo viên tiểu học để các thầy cô tham khảo. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe và công tác tốt!

ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC MÔN TOÁN
- Có thể bạn quan tâm:


ĐỀ 1

Bài 1:
Tìm tất cả các số tự nhiên có 2 chữ số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 lại vừa chia hết cho 5?
Bài giải:
Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 tận cùng hải là chữ số 0; Số đó chia hết cho 3 nên tổng các chữ số hải chia hết cho 3.
Vậy các số tự nhiên cần tìm là: 30; 60; 90.
Bài 2:
Cho dãy số: 1,1; 2,2; 3,3; ... ; 108,9; 110,0.
a) Dãy số này có bao nhiêu số hạng?
b) Số hạng thứ 50 của dãy là số nào?
c) Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên. 
Bài giải:
a) Dãy số này có bao nhiêu số hạng?
Số các số hạng của dãy là: (110 – 1,1) : 1,1 + 1 = 100
b) Số hạng thứ 50 của dãy là số nào?- Số hạng cuối của 50 số hạng đầu của dãy là: (50 – 1) x 1,1 + 1,1 = 55
c) Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên. 
Số hạng cuối của 100 số tự nhiên đầu tiên là: (100 – 1) x 1 + 0 = 99
Dãy số 100 số tự nhiên đầu tiên là: 0; 1; 2; …; 98; 99.
Trung bình cộng dãy số trên là: (99 + 0) : 2 = 49,5
Tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên là: 49,5 x 100 = 4950

35 ĐỀ ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT LỚP 4

[Toán lớp 4] - Nguyentrangmath.com xin giới thiệu với quý thầy cô và các em bộ 35 ĐỀ ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT LỚP 4 để làm tài liệu tham khảo. Chúc thầy cô dạy tốt, chúc các em học tốt!

Bài viết liên quan:

ĐỀ 1
I.                  Đọc thầm và làm bài tập:
Câu chuyện về túi khoai tây
Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Wednesday 9 November 2016

46 ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 CÓ ĐÁP ÁN

[Toán lớp 4] -  Nguyentrangmath sưu tầm và gửi các bạn tuyển tập 46 ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 CÓ ĐÁP ÁN, chúc các bạn học 


ĐỀ SỐ 1
Dựa vào nội dungbài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
  1. Tác giả của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là ai?
    1. £  Tô Hoài.
    2. £  Trần Đăng Khoa.
    3. £  Dương Thuấn.
  2. Chi tiết nào trong bài cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
    1. £  Đã bé lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.
    2. £  Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
    3. £  Cả hai ý trên đều đúng.
  3. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
    1. £  Mấy lần bọn nhện đã đánh chị Nhà Trò.
    2. £  Chăng tơ ngang đường đe bắt, doạ vặt chân, vặt cánh, ăn thịt Nhà Trò.
    3. £  Cả hai ý trên đều đúng.
  4. Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
a.                   £  Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp yếu.
    1. £   Dắt Nhà Trò đi tới chỗ mai phục của bọn nhện.
    2. £  Cả hai ý trên đều đúng.
  1. Tác phẩm trên thuộc chủ đề nào?
    1. £  Thương người như thể thương thân.
    2. £  Măng mọc thẳng.
    3. £  Trên đôi cánh ước mơ.
  2. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
a.       £  12 tiếng
b.      £  14 tiếng
c.       £  16 tiếng.
  1. Trong câu tục ngữ trên, tiếng nào không có đủ bộ phận giống tiếng nói?
    1. £  Lòng.
    2. £  Như.
    3. £  Vững.                 


ĐÁP ÁN De 1
Câu
1
2
3
4
5
6
7
ý đúng
a
c
c
c
a
b
b






ĐỀ SỐ 2
Dựa vào nội dungbài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” (tiếp theo) chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
1.      Những chi tiết nào trong bài cho thấy trận địa mai phục của bọn nhện rất đáng sợ?
a.       £  Chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện.
b.      £  Các khe đá chung quanh, lủng củng những nhện là nhện.
c.       £  Cả hai ý trên đều đúng.    
2.      Câu nói nào dưới đây là lời của Dế Mèn khi gặp bọn nhện?
a.       £  Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
b.      £  Ai đứng đầu bọn này?  Ra đây ta nói chuyện.
c.       £  Ai cầm đầu bọn này?  Ra đây ta nói chuyện.
3.      Chi tiết nào trong bài miêu tả vị chúa trùm nhà nhện khi ra gặp Dế Mèn?
a.       £  Cong chân nhảy ra, trông cũng đanh đá, nặc nô lắm.
b.      £  Cong chân nhảy ra, trông rất dữ tợn.
c.       £  Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách ra oai.
4.      Khi thấy Dế Mèn ra oai, vị chúa trùm nhà nhện có hành động như thế nào?
a.       £  Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách vào người Dế Mèn.
b.      £  Co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như chày giã gạo.
c.       £  Đứng sừng sững chắn lối đi của Dế Mèn.
5.      Với hành động “bênh vực kẻ yếu” Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu nào?
a.       £  Dũng sĩ.
b.      £  Hiệp sĩ.
c.       £  Võ sĩ.
6.      Từ ngữ nào trái nghĩa với từ “đoàn kết”?
a.       £  Hoà bình.
b.      £  Chia rẽ.
c.       £  Thương yêu.          
7.      Tiếng “nhân” trong từ nào dưới đây có nghĩa là người?
a.       £  Nhân tài.
b.      £  Nhân từ.
c.       £  Nhân ái.



ĐÁP ÁN De 2
Câu
1
2
3
4
5
6
7
ý đúng
c
a
a
b
b
b
a


Trên đây chỉ thể hiện một phần tài liệu. Để tải về đầy đủ vui lòng tải về tại đây