Showing posts with label Tiếng việt lớp 4. Show all posts
Showing posts with label Tiếng việt lớp 4. Show all posts

Saturday 5 November 2016

Tổng hợp các bài Cảm thụ văn học lớp 4


Bài 1:
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông là thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cây tre? Trong đoạn thơ trên, hình ảnh nào em cho là đẹp nhất? Vì sao?
Bài làm:
Bằng biện pháp nhân hoá, nhà thơ Nguyễn Duy đã bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam.Thông qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất, trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam:
 “Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông là thường”
Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đùm bọc cho con của cây tre:               
 “Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Bài viết liên quan:

BÀI TẬP MÔN LUYỆN TỪ và CÂU LỚP 4


1.       1. Gạch dưới CN 1 gạch và 2 gạch dưới VN và cho biết vị ngữ được tạo thành bởi các loại từ nào ?
Ruộng rẫy là chiến trường. ( vị ngữ được tạo thành bởi …………………………………….. .)
Bạn Tân rất hiền lành. ( vị ngữ được tạo thành bởi ………………………………..…….)
Bóng bay lơ lững. ( vị ngữ được tạo thành bởi ………………………………….….)
Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của nước ta. ( vị ngữ được tạo thành bởi ………………………………… ….)
2. Đặt 1 câu kể Ai là gì và cho biết câu đó có tác dụng gì ? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Tìm 4 từ cùng nghĩa với từ Dũng cảm

5 DẠNG BÀI TẬP VỀ DANH TỪ (LỚP 4)

CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ DANH TỪ (LỚP 4)
I. Một số điều cần ghi nhớ
Danh từ là những từ dùng chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị,...). Có 2 loại danh từ đó là danh từ chung và danh từ riêng.
1. Danh từ chung: Dùng để gọi chung tên của các sự vật. Danh từ chung gồm danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.
* Danh từ cụ thể: Chỉ những sự vật có thể cảm nhận được bằng các giác quan như người, vật, các hiện tượng, đơn vị.
Ví dụ:
- Danh từ chỉ người: bố, mẹ, học sinh, bộ đội,...
- Danh từ chỉ vật: bàn ghế, sách vở, sông, suối, cây cối,...
- Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, gió, bão, động đất,...
- Danh từ chỉ đơn vị: (ghép được với số đếm).
   + Danh từ chỉ loại: cái, con, chiếc, tấm, cục, mẩu,...
   + Danh từ chỉ thời gian: ngày, tháng, năm, giờ, phút,...
   + Danh từ chỉ đơn vị đo lường: mét, cân, khối, sải tay,...
   + Danh từ chỉ đơn vị hành chính: thôn, xã, trường, lớp,...
   + Danh từ chỉ tập thể: cặp, đoàn, đội, bó, dãy, đàn,...

TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VĂN MẪU VỀ MIÊU TẢ MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4

TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VĂN MẪU VỀ MIÊU TẢ
MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4
Đề: Em hãy tả cái đồng hồ.
BÀI LÀM 1
Em đã được thấy rất nhiều đồng hồ báo thức nhưng chưa thấy cái nào đặc biệt như cái đồng hồ dì gởi về tặng em, nhân dịp tổng kết năm học, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Cái đồng hồ của em cao hơn 30 cm. Đế của nó được làm bằng i-nốc sáng loáng hình bàu dục. Chỗ dài nhất của đế vừa bằng gang tay của em. Chỗ rộng nhất bằng hơn nửa gang tay. Phía trên của đế là hình một con tàu thủy mạ vàng sáng loáng. Một hình tròn giống như cái bánh lái được nối với thân tàu chính là hình tròn mặt chiếc đồng hồ. Trên nền vàng nhạt nổi lên những con số màu đen. Chiếc kim phút màu đen cứ chậm chạp,, chậm chạp nhích từng chút, từng chút thì cái kim giây màu đỏ lại có vẻ nhanh nhẹn hơn. Còn chiếc kim giờ dường như chỉ đứng yên một chỗ. Mặt kính đồng hồ trắng trong giúp cho em nhìn rất rõ mỗi lúc xem giờ. Đặc biệt nhất vẫn là quả lắc của đồng hồ. Nó không phải hình tròn cũng không phải là hình bầu dục mà lại là hình một chiếc nơ nhỏ bốn cánh trông rất xinh xắn. Nó chăm chỉ lắc đều suốt ngày này sang ngày khác. Mỗi khi đến giờ hẹn, tiếng chuông lại “reng ... reng ...” giúp em trở dậy đúng giờ để kịp đến trường.
Thỉnh thoảng em lấy giẻ lau hồng hồ thật sạch. Em coi đồng hồ như người bạn thân thiết của mình. Nhờ nó mà em chưa bao giờ đi học trễ cả. Em thật hạnh phúc vì tất cả mọi người trong gia đình luôn quan tâm đến em. Em thầm hứa với mình sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa, chăm ngoan hơn nữa để khỏi phụ lòng ông bà, cha mẹ, cô, dì ...

Friday 4 November 2016

TUYỂN TẬP 23 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

[Toán lớp 4] - Nguyentrangmath.com xin giới thiệu với quý phụ huynh và các em học sinh bộ tài liệu: TUYỂN TẬP 23 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4  để các em rèn luyện và chuẩn bị tốt nhất cho cho kì thi cuối kì 1. Chúc các em học tốt!

Có thể bạn quan tâm



Nguyễn Trang tổng hợp
Tải về tại đây

Có thể bạn quan tâm:

Monday 31 October 2016

Bài tập về danh từ, động từ, tính từ

Danh từ

Bài 1: Xác định danh từ trong đoạn văn sau:
Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
Bài 2: Tìm các danh từ có trong đoạn thơ sau:
a. Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
b. Bà đắp thành lập trại
Chống áp bức cường quyền
Nghe lời bà kêu gọi
Cả nước ta vùng lên.
Bài 3: Xác định các danh từ trong đoạn văn sau:
"Bản làng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới".
Bài 4: Tìm danh từ có trong câu văn sau:
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
Bài 5: Xác định từ loại của các từ: "niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ" và tìm thêm các từ tương tự.
Bài 6: Tìm từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ sau:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang.

Luyện từ và câu: Bài tập về từ ghép và từ láy

Bài tập về từ ghép và từ láy


Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Bài 2:
a. Những từ nào là từ láy
Ngay ngắn           Ngay thẳng               Ngay đơ
Thẳng thắn          Thẳng tuột                Thẳng tắp
b. Những từ nào không phải từ ghép?
Chân thành         Chân thật              Chân tình
Thật thà              Thật sự                 Thật tình
Bài 3: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:
a. da người                              c. lá cây đã già
b. lá cây còn non                      d. trời.
Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.