Wednesday 2 November 2016

CÁCH ƯỚC LƯỢNG THƯƠNG KHI CHIA CHO SỐ CÓ HAI, BA CHỮ SỐ

CÁCH ƯỚC LƯỢNG THƯƠNG KHI CHIA CHO SỐ CÓ HAI, BA CHỮ SỐ

          Khi dạy học sinh bài chia cho số có hai, ba chữ số trong chương trình toán lớp 4, quan trọng nhất là dạy học sinh cách ước lượng thương. Có hai cách ước lượng thương là làm tròn cả số chia và số bị chia rồi nhẩm thương hoặc lấy chữ số đầu của số bị chia chia cho chữ số đầu của số chia hoặc lấy hai chữ số đầu của số bị chia chia cho chữ số đầu của số chia (trong trường hợp chữ số đầu của số bị chia không chia hết cho chữ số đầu của số chia) để thử thương.

           Nhưng trong thực tế giảng dạy mặc dù giáo viên hướng dẫn hai cách như vậy nhưng học sinh vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện chia nhất là với học sinh yếu. Vậy làm thế nào để các em nhận ra  khi nào ta sử dụng cách làm tròn cả hai số bị chia và số chia để nhẩm thương; khi nào ta  sử dụng cách lấy chữ số đầu (hoặc hai chữ số đầu) của số bị chia chia cho chữ số đầu của số chia sao cho hợp lí. Dưới đây là một số kinh nghiệm nhỏ rút ra được trong quá trình giảng dạy xin chia sẻ cùng các bạn: 

Các bài toán suy luận tiểu học


Bài 1.

Bác bảo vệ có chùm 10 chìa khoá để mở 10 ổ khoá ở các phòng học. Mỗi chìa chỉ mở được một ổ. Do sơ ý nên Bác không nhớ chìa khoá tương ứng với các ổ. Hỏi Bác phải thử nhiều nhất bao nhiêu lần để tìm được các chìa khoá tương ứng với các ổ khoá ở các phòng học trên?
Giải:
 Lấy chìa thứ nhất, ta phải thử nhiều nhất là 9 lần thì ta chọn được ổ khoá tương ứng. Như vậy còn lại 9 chìa và 9 ổ.
Tiếp tục lấy chìa thứ hai, ta phải thử nhiều nhất là 8 lần thì ta tìm được ổ tương ứng. Như vậy còn lại 8 chìa và 8 ổ.
Tiếp tục lấy chìa thứ ba, ta phải thử nhiều nhất là 7 lần thì ta tìm được ổ tương ứng. Như vậy còn lại 7 chìa và 7 ổ.
Cứ tiếp tục như thế đến chìa thứ 9 thì ta phải thử nhiều nhất là 1 lần thì tìm được ổ tương ứng. Còn chìa thứ 10 ta không cần phải thử nữa.
Vậy số lần thử nhiều nhất để mở được tất cả các phòng là:
9 + 8 + 7 + 6 + 5 + 4 + 3 + 2 + 1 = 45 (lần)
Đáp số: 45 lần

BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU.

[Toán lớp 4] - nguyentrangmath.com giới thiệu với các em BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. Hi vọng qua bài hôm nay sẽ giúp các em giải tốt dạng toán này! Chúc các em học tốt!

Muốn tính tổng của một dãy số có quy luật cách đều chúng ta thường hướng dẫn học sinh tính theo các bước như sau:

Bước 1: Tính số số hạng có trong dãy: (Số hạng lớn nhất của dãy - số hạng bé nhất của dãy) : khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp trong dãy + 1
Bước 2: Tính tổng của dãy: (Số hạng lớn nhất của dãy + số hạng bé nhất của dãy) số số hạng có trong dãy : 2

Tuesday 1 November 2016

Bài thơ ngắn giúp học sinh tiểu học nắm vững chức năng của dấu câu

Xin giới thiệu với các em Bài thơ ngắn giúp học sinh tiểu học nắm vững chức năng của dấu câu. Chúc các em học tốt!

Bài viết liên quan:
Tổng hợp tài liệu tham khảo môn Tiếng Việt tiểu học
Bài thơ ngắn về dấu câu




Làm bạn với dấu câu
Dấu câu phân biệt rạch ròi
Không dùng, chỉ có người lười nghĩ suy
Dấu nào cũng có nghĩa riêng
Mỗi dấu đặt đúng vào nơi của mình
Dấu phấy (,) thường thấy ai ơi
Tách biệt từng phần, chuyển tiếp ý câu
Dấu chấm (.) kết thúc ý rồi
Giúp cho câu viết tròn câu rõ lời .
Chấm phẩy (;) phân cách vế câu
Bổ sung vế trước, ý càng thêm sâu
Chấm than (!) bộc lộ cảm tình
Gửi gắm đề nghị, mong chờ, khiến sai
Chấm hỏi (?) để hỏi bao điều
Hỏi người và cả hỏi mình tài ghê!
Hai chấm (:) báo hiệu lời người
Còn là giải thích ý vừa nêu trên
Chấm lửng (...) xúc cảm dâng trào
Hay thay cho lời không tiện nói ra
Gạch ngang (-) lời nói mở đầu
Nêu ý chú thích liệt kê trong bài
Ngoặc đơn (    ) tách biệt từng phần
Làm rõ cho lời chú giải bên trong
Ngoặc kép (“  ”) trực tiếp dẫn lời
Đứng sau hai chấm hay dùng nhấn câu
Biết rồi em hãy siêng dùng
Viết dấu đúng chỗ, điểm mười nở hoa. 

Sưu tầm

BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 4 - HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI CÁC DẠNG TOÁN TRUNG BÌNH CỘNG


Trong chương trình toán lớp 4 các em đã được học về dạng toán trung bình cộng, một dạng toán rất điển hình và cũng rất lí thú nếu chúng ta biết khai thác sâu hơn. Dạng toán này chúng ta gặp rất nhiều trong các đề thi Violympic cũng như Học sinh giỏi 


Sau đây là một hướng khai thác từ một bài toán cơ bản nhất:

Bài viết liên quan:
Bài toán 1: Lớp 4A trồng được 21 cây ; lớp 4B trồng được 22 cây ; lớp 4C trồng được 29 cây. Lớp 4D trồng được số cây bằng trung bình cộng số cây trồng được của ba lớp kia. Hỏi lớp 4D trồng được bao nhiêu cây ?
Giải:
Lớp 4D trồng được số cây là: (21 + 22 + 29): 3 = 24 (cây)
Đáp số: 24 cây

Bài toán 2: Lớp 4A trồng được 21 cây ; lớp 4B trồng được 22 cây ; lớp 4C trồng được 29 cây ;lớp 4D trồng được số cây bằng trung bình cộng số cây của cả 4 lớp. Hỏi lớp 4D trồng được bao nhiêu cây ? 

Phân tích: Bài toán này cho số cây của lớp 4D không phải bằng trung bình cộng số cây của ba lớp kia như ở bài toán 1 mà số cây của lớp 4D bằng trung bình cộng số cây của cả bốn lớp.
Ta dễ thấy tổng số cây của cả 4 lớp chia làm 4 phần bằng nhau thì số cây của lớp 4D là một phần và tổng số cây của cả ba lớp kia là 3 phần. Như thế trung bình cộng số cây của cả 4 lớp chính bằng trung bình cộng số cây của 3 lớp còn lại. Bài toán giải giống như bài toán 1.

Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt - Một số từ Hán Việt trong chương trình Tiểu hoc

Gửi quý thầy cô "Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu kèm theo Một số từ Hán Việt và nghĩa của nó trong chương trình Tiểu hoc" tham khảo, mời quý thầy cô cùng bổ sung thêm. Chúc các thầy cô công tác tốt!


      A - PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC HIỂU VÀ GIẢI ĐÚNG NGHĨA TỪ HÁN VIỆT
          3.1: Hướng dẫn học sinh lập Sổ tay tiếng Việt:
          Muốn học sinh làm tốt các dạng bài tập liên quan đến từ Hán - Việt trong phân môn Luyện từ và câu, học sinh phải hiểu nghĩa của từ. Với vốn kiến thức các em đã được học từ lớp 1 đến lớp 4 chưa đủ để các em có thể hiểu và làm được các phần bài tập nêu trên. Bởi vậy, từ ngữ được giải thích ở các phần chú thích cuối các bài tập đọc và các phân môn khác cũng rất quan trọng. Đó là những từ ngữ mới mà học sinh cần ghi nhớ để vận dụng làm bài tập các phân môn khác. Vì vậy, mỗi học sinh cần có một sổ tay ghi lại những từ ngữ mới cần lưu ý. Cuốn sổ tay này còn được dùng ghi lại những điều học sinh chuẩn bị bài mới ngay ở nhà trước khi đến lớp; bởi với phần "Mở rộng vốn từ" đòi hỏi học sinh phải nắm vững nghĩa của từ. Nhiều em hiểu nghĩa của từ còn chưa chính xác, tôi đều yêu cầu các em đọc trước bài mới ở nhà, tập giải nghĩa từ, tham khảo sách để nắm được nghĩa của các từ khó. Khi các em đã hiểu được nghĩa của từ trong bài học, nắm được ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ thì hoạt động lĩnh hội kiến thức mới diễn ra rất thuận lợi.
          Khuyến khích các em đến thư viện nhà trường mượn sách tham khảo đọc để có thể hiểu và giải nghĩa chính xác các từ Hán - Việt và các thành ngữ, tục ngữ.

Monday 31 October 2016

Bài tập về danh từ, động từ, tính từ

Danh từ

Bài 1: Xác định danh từ trong đoạn văn sau:
Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
Bài 2: Tìm các danh từ có trong đoạn thơ sau:
a. Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
b. Bà đắp thành lập trại
Chống áp bức cường quyền
Nghe lời bà kêu gọi
Cả nước ta vùng lên.
Bài 3: Xác định các danh từ trong đoạn văn sau:
"Bản làng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới".
Bài 4: Tìm danh từ có trong câu văn sau:
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
Bài 5: Xác định từ loại của các từ: "niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ" và tìm thêm các từ tương tự.
Bài 6: Tìm từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ sau:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang.

Luyện từ và câu: Bài tập về từ ghép và từ láy

Bài tập về từ ghép và từ láy


Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Bài 2:
a. Những từ nào là từ láy
Ngay ngắn           Ngay thẳng               Ngay đơ
Thẳng thắn          Thẳng tuột                Thẳng tắp
b. Những từ nào không phải từ ghép?
Chân thành         Chân thật              Chân tình
Thật thà              Thật sự                 Thật tình
Bài 3: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:
a. da người                              c. lá cây đã già
b. lá cây còn non                      d. trời.
Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Hướng dẫn một số dạng toán về tỉ số phần trăm

[Toán lớp 5] - Nguyentrangmath.com xin giới thiệu với các bạn một số dạng toán về tỉ số phần trăm. Chúc các bạn công tác tốt!

       Bài viêt liên quan:
          - Tuyển tập 7 chuyên đề ôn luyện Toán lớp 5 từ cơ bản đến nâng cao.
- TUYỂN TẬP HƠN 900 BÀI TOÁN BỒI DƯỠNG HSG LỚP 5 QUA 21 CHUYÊN ĐỀ

Dạng 1: Bài toán về cộng, trừ, nhân, chia tỉ số phần trăm.

Các bài toán về cộng, trừ, nhân, chia tỉ số phần trăm giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện như đối với các số tự nhiên rồi viết thêm ký hiệu phần trăm vào bên phải kết quả tìm được.

Bài 1: Tính
     15% + 75% + 56%                                       34% x 8
                 23% - 18%                                        25% : 5
Bài 2: Một hộp có 30% số bi là bi đỏ, 25% số bi là bi vàng, còn lại là bi xanh. Hỏi
a. Tổng số bi đỏ và bi vàng chiếm bao nhiêu phần trăm số bi cả hộp?
b. Số bi xanh chiếm bao nhiêu phần trăm số bi cả hộp?

Hướng dẫn: Ta coi số bi trong hộp là 100% rồi làm tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm đó như cộng trừ các số tự nhiên để tìm ra kết quả.
Giải:
 a.Tổng số bi đỏ và bi vàng chiếm số phần trăm so với số bi cả hộp là:
             30% + 25% =  55%
b. Số bi xanh so với số bi cả hộp chiếm số phần trăm là:
 100% - 55% = 45%
Đáp số: a. Bi đỏ và bi vàng: 55%
             b. Bi xanh              : 45%

Sunday 30 October 2016

TỔNG HỢP ĐỒ DÙNG HỌC TẬP LỚP 1 - LỚP 2 CÁC MÔN THEO VNEN

[Toán lớp 2] - nguyentrangmath.com sưu tầm và tổng hợp bộ đồ dùng học tập lớp 1 và lớp 2 để quý thầy cô tham khảo trong quá trình giảng dạy. Chúc quý thầy cô công tác tốt!

PHIẾU BÀI TẬP MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
Tải về đầy đủ file word tại đây: Môn Toán, Môn Tiếng Việt, Môn TNXH, Môn Bài tập ứng dụng, Đồ dùng dạy học từ làm lớp 2 theo VNEN
Các bạn chú ý, link tải lên là file rar, tài liệu chỉ hiện một bài, các bạn tải về để nhận file đầy đủ nhé

Nguyễn Trang sưu tầm và tổng hợp

Bài viết liên quan:
- Tuyển tập 10 chuyên đề luyện thi Violympic Toán lớp 2

CHUYÊN ĐỀ CÁC BÀI TOÁN VỀ TÍNH TUỔI

[Toán lớp 4] - Nguyentrangmath.com xin giới thiệu với các em "CHUYÊN ĐỀ CÁC BÀI TOÁN VỀ TÍNH TUỔI" gồm các dạng toán và cách giải từng dạng. Chúc các em học tốt!
Bài viết liên quan: 
- Tuyển tập 18 chuyên đề luyện thi Violympic Toán lớp 3 
- Tuyển tập 23 chuyên đề luyện thi Violympic Toán lớp 4 

Saturday 29 October 2016

HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TOÁN TÍNH NHANH PHÂN SỐ

[Toán lớp 4] - Phân số là dạng toán mà các em được học trong chương trình lớp 4, lớp 5 ở bậc tiểu học, dưới đây là bài viết giới thiệu các tính nhanh giá trị của biểu thức trong phân số để các em tham khảo. Chúc các em học tôt!
Bài viết liên quan

CÁC DẠNG BÀI TOÁN TÍNH NHANH PHÂN SỐ


Dạng 1: Tổng nhiều phân số có tử số bằng nhau và mẫu của phân số sau gấp mẫu số của phân số liền trước n lần.

Ví dụ 1:  Tính nhanh A =   1/2+ 1/4  + 1/8  +1/16  +1/32 + 1/64  
Nhận xét: Mẫu số của phân số sau gấp 2 lần mẫu số phân số liền trước
- Tính A x 2
 A x 2  = 1 + 1/2  +1/4  +1/8  +1/16+ 1/32  
- Tính A bằng cách A = A x 2 – A
Vậy  A = 1  + 1/2  +1/4  +1/8  +1/16+ 1/32  -  1/2 - 1/4  - 1/8 -1/16 - 1/32 - 1/64                                        
  A = 1 - 1/64
  A = 63/64

HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÂU GHÉP

Trước hết xin được nêu một tình huống mà học sinh đã thắc mắc trong một giờ học về câu ghép như sau:
        Tại sao câu “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.” được coi là câu ghép còn câu “Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.” lại được coi là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân? Tôi đã giải thích rằng: Đối với câu “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.” đây là câu ghép bởi vì nó có cặp từ chỉ quan hệ điều kiện - kết quả mà từ thì đã bị lược bỏ thay bằng dấu phẩy. Câu này có hai vế câu, vế thứ nhất có chủ ngữ bị lược bỏ “Nếu tôi là chim”, vế thứ hai có đủ chủ ngữ và vị ngữ. Còn đối với câu “Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.” chỉ được coi là câu đơn có thành phần trạng ngữ chỉ nguyên nhân bởi vì xét về cấu tạo thì cũng có thể coi câu này có cặp từ chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả mà từ nên đã bị thay bằng dấu phẩy như đối với câu thứ nhất. Tuy nhiên, trong câu này, bộ phận “Vì rét” không thể xem là là một vế câu có chủ ngữ bị lược bỏ như câu thứ nhất bởi vì “rét” ở đây là một hiện tượng thời tiết, đó là một danh từ chỉ khái niệm do đó bộ phận “Vì rét” chỉ được coi là bộ phận trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Tôi cũng đã giải thích thêm: Câu “Vì trời rét, những cây lan trong chậu sắt lại.” mặc dù về ý nghĩa hoàn toàn giống câu “Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.” nhưng lại được coi là câu ghép vì nó có đủ 2 vế câu.

Tổng hợp các bài Toán cổ dân gian

Các bạn yêu Toán Tiểu học thân mến!

Nhằm mục đích giao lưu và học hỏi, nguyentrangmath.com sưu tầm một số bài toán cổ dân gian mời các bạn cùng tham gia giải. Các bạn lưu ý tất cả các bài dưới đây đều giải theo phương pháp tiểu học nhé!


Bài số 1. Toán cổ Hi Lạp

Tìm ba số sao cho số lớn nhất hơn số lớn thứ hai đúng bằng 1/3 số bé nhất, số lớn thứ hai hơn số bé nhất đúng bằng 1/3 số lớn nhất và số bé nhất hơn 1/3  số lớn thứ hai đúng bằng 10.

Thursday 27 October 2016

NHỮNG NỘI DUNG TRỌNG TÂM CẦN GHI NHỚ KHI DẠY TIẾNG VIỆT 1 CHƯƠNG TRÌNH CGD


A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:   Khi thực hiện dạy chương trình TV1CGD, giáo viên cần năm được các vấn đề trọng tâm đó là:
I. Mục tiêu của chương trình CGD 1
            Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD học sinh đạt được các mục đích sau:
    - Học sinh đọc thông, viết thạo. (Đọc trơn, đọc phân tích, viết đúng quy trình, đúng chính tả của chương trình TV1 CGD  quy định)
    - Nắm chắc luật chính tả.
    - Nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.
    - Bước đầu biết đọc hiểu các văn bản ngắn trong chương trình (Tập 3)
II. Cấu trúc của chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD
Cấu trúc của môn Tiếng Việt lớp1- CGD chính là cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt bao gồm :
   -  Tiếng
   -  Âm và chữ
   -   Vần
III. Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD (gồm 5 mẫu)