Wednesday 9 November 2016

46 ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 CÓ ĐÁP ÁN

[Toán lớp 4] -  Nguyentrangmath sưu tầm và gửi các bạn tuyển tập 46 ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 CÓ ĐÁP ÁN, chúc các bạn học 


ĐỀ SỐ 1
Dựa vào nội dungbài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
  1. Tác giả của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là ai?
    1. £  Tô Hoài.
    2. £  Trần Đăng Khoa.
    3. £  Dương Thuấn.
  2. Chi tiết nào trong bài cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
    1. £  Đã bé lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.
    2. £  Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
    3. £  Cả hai ý trên đều đúng.
  3. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
    1. £  Mấy lần bọn nhện đã đánh chị Nhà Trò.
    2. £  Chăng tơ ngang đường đe bắt, doạ vặt chân, vặt cánh, ăn thịt Nhà Trò.
    3. £  Cả hai ý trên đều đúng.
  4. Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
a.                   £  Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp yếu.
    1. £   Dắt Nhà Trò đi tới chỗ mai phục của bọn nhện.
    2. £  Cả hai ý trên đều đúng.
  1. Tác phẩm trên thuộc chủ đề nào?
    1. £  Thương người như thể thương thân.
    2. £  Măng mọc thẳng.
    3. £  Trên đôi cánh ước mơ.
  2. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
a.       £  12 tiếng
b.      £  14 tiếng
c.       £  16 tiếng.
  1. Trong câu tục ngữ trên, tiếng nào không có đủ bộ phận giống tiếng nói?
    1. £  Lòng.
    2. £  Như.
    3. £  Vững.                 


ĐÁP ÁN De 1
Câu
1
2
3
4
5
6
7
ý đúng
a
c
c
c
a
b
b






ĐỀ SỐ 2
Dựa vào nội dungbài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” (tiếp theo) chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
1.      Những chi tiết nào trong bài cho thấy trận địa mai phục của bọn nhện rất đáng sợ?
a.       £  Chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện.
b.      £  Các khe đá chung quanh, lủng củng những nhện là nhện.
c.       £  Cả hai ý trên đều đúng.    
2.      Câu nói nào dưới đây là lời của Dế Mèn khi gặp bọn nhện?
a.       £  Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
b.      £  Ai đứng đầu bọn này?  Ra đây ta nói chuyện.
c.       £  Ai cầm đầu bọn này?  Ra đây ta nói chuyện.
3.      Chi tiết nào trong bài miêu tả vị chúa trùm nhà nhện khi ra gặp Dế Mèn?
a.       £  Cong chân nhảy ra, trông cũng đanh đá, nặc nô lắm.
b.      £  Cong chân nhảy ra, trông rất dữ tợn.
c.       £  Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách ra oai.
4.      Khi thấy Dế Mèn ra oai, vị chúa trùm nhà nhện có hành động như thế nào?
a.       £  Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách vào người Dế Mèn.
b.      £  Co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như chày giã gạo.
c.       £  Đứng sừng sững chắn lối đi của Dế Mèn.
5.      Với hành động “bênh vực kẻ yếu” Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu nào?
a.       £  Dũng sĩ.
b.      £  Hiệp sĩ.
c.       £  Võ sĩ.
6.      Từ ngữ nào trái nghĩa với từ “đoàn kết”?
a.       £  Hoà bình.
b.      £  Chia rẽ.
c.       £  Thương yêu.          
7.      Tiếng “nhân” trong từ nào dưới đây có nghĩa là người?
a.       £  Nhân tài.
b.      £  Nhân từ.
c.       £  Nhân ái.



ĐÁP ÁN De 2
Câu
1
2
3
4
5
6
7
ý đúng
c
a
a
b
b
b
a


Trên đây chỉ thể hiện một phần tài liệu. Để tải về đầy đủ vui lòng tải về tại đây

ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017 LỚP 4

         

Đề 1:     Đọc bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( SGK trang4)
              Trả lời câu hỏi 1 :Tìm những chi tiết cho thấy chi Nhà Trò rất yếu ớt.


Đề2:              Đọc bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( SGK trang15)
       Trả lời câu hỏi 2 :Dế  Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?


Đề 3:              Đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm
  Cho biết: Sự quan tâm săn sóc mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?


Đề4:                   Đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm  . Nêu nội dung bài


Đề 5:               Đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình
           Cho biết: Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình?

Đề 6:                Đọc bài Người ăn xin ( SGK trang 30)
           Trả lời câu hỏi 1 : Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?


Đề 7:     Đọc bài Một người chính trực ( SGK trang 36 ).  Nêu nội dung bài


 Đề 8:             Đọc thuộc lòng bài thơ Tre Việt Nam
        Cho biết:  Em thích hình ảnh nào về cây tre và búp măng non?

 Đề 9:        Đọc bài Những hạt thóc giống ( SGK trang 46) . Nêu nội dung bài

Đề 10:           Đọc thuộc lòng bài thơ Gà trống và Cáo
     Cho biết: Cáo làm gì để dụ Gà Trống xuống đất?

Đề 11:         Đọc đoạn 2 của bài Trung thu độc lập( SGK trang 56)
    Trả lời câu hỏi: Anh chiến sĩ  tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?

 Đề 12:          Đọc thuộc lòng bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ
     Cho biết: Em thích ước mơ nào trong bài? Vì sao?

   
Đề 13:        Đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh( SGK trang 81)

     Trả lời câu hỏi 1: Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.

Tuesday 8 November 2016

ĐỀ THI VIOLYMPIC TOÁN LỚP 5 - VÒNG 6 NĂM 2016 - 2017

TỔNG HỢP ĐỀ THI VIOLYMPIC TOÁN LỚP 5
VÒNG 6 NĂM HỌC 2016 – 2017


Có thể bạn quan tâm: 


CÔNG THỨC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC


I. Cấu tạo của tiếng:
Tiếng gồm 3 bộ phận: Âm đầu, vần và thanh.
- Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.

VD:
Tiếng Âm đầu Vần Thanh
người ng ươi huyền
ao ao ngang
- Trong Tiếng Việt có 6 thanh để ghi các tiếng là: thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
- Dấu thanh đánh trên đầu âm chính.
II. Từ đơn, từ phức:
1.Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức. Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.
VD: Từ đơn: trường, bút, mẹ,…
Từ phức: xinh đẹp, xinh xắn,…
2. Có hai cách chính để tạo từ phức:
a,Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép.
VD: học sinh, học hành,…
b,Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần ) giống nhau. Đó là các từ láy
VD: thầm thì, cheo leo, luôn luôn,…
3. Từ ghép chia làm hai loại:
- Từ ghép tổng hợp: ( bao quát chung): Bánh trái, xe cộ,…
- Từ ghép có nghĩa phân loại: ( chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất): bánh rán, bánh nướng,…, xe đạp, xe máy,…

GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TẬP LÀM VĂN LỚP 4 - 5

Xin giới thiệu với thầy cô bộ GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HSG TẬP LÀM VĂN LỚP 4 - 5 để thầy cô tham khảo. Chúc thầy cô công tác tốt!

Bài viết liên quan:
- Tổng hợp tài liệu tham khảo môn Tiếng Việt tiểu học
- Bài thơ ngắn về dấu câu



Chú ý phần trọng tâm ôn Toán lớp 3 - lớp 4 các vòng 6 - 7 - 8 - 9 - 10

[Toán lớp 3] - nguyentrangmath xin chú ý cho các bố mẹ phần trọng điểm ôn thi của các con trong các vòng 6 - 7 - 8 - 9 - 10

VÒNG
LỚP 3
LỚP 4
6
-     Chuyên đề phép chia – số dư
-     Đại lượng (số đo thời gian)
-     Dạng toán gấp lên hay giảm đi một số lần
-     Tìm một phần mấy của 1 số
-     Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
-     Trung bình cộng
-     Đại lượng (số đo thời gian)

TỔNG HỢP HƠN 62 BÀI TOÁN VỀ SỐ TỰ NHIÊN_CHỮ SỐ

[Toán lớp 4] - Giới thiệu với các bạn hơn 62 bài toán về Số tự nhiên và chữ số để các bạn tham khảo!

Có thể bạn quan tâm:
 Tuyển tập 18 chuyên đề bồi dưỡng Violympic Toán lớp 3

- BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU.

Bài 1: Cho các chữ số: 0; 1; 2; 3. Lập được bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau.
 Giải
-Hàng ngàn có 3 cách chọn (khác 0)
-Hàng trăm có 3 cách chọn
-Hàng chục có 2 cách chọn
-Hàng đơn vị có 1 cách chọn
Số có 4 chữ số khác nhau có: 3 x 3 x 2 x 1 = 18 (số)
 Bài 2: Có bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau chia hết cho 5
 Giải
Số chia hết cho 5 thì có tận cùng bằng 0 hoặc bằng 5.
*.Tận cùng bằng 0:
-Có 1 cách chọn chữ số hàng đơn vị (là 0)
-Có 9 cách chọn chữ số hàng trăm.
-Có 8 cách chọn chữ số ngành chục.
Vậy có: 1 x 9 x 8 = 72 (số)
*.Tận cùng bằng 5:
-Có 1 cách chọn chữ số hàng đơn vị (là 5).
-Có tám cách chọn chữ số hàng trăm (khác 0 và 5)
-Có 8 cách chọn chữ số hàng chục.
Vậy có: 1 x 8 x 8 = 64 (số)
Có tất cả: 72 + 64 = 136 (số)


Sunday 6 November 2016

TỔNG HỢP 700 BÀI LUYỆN THI VIOLYMPIC TOÁN LỚP 3 CÓ HƯỚNG DẪN

[Violympic Toán lớp 3] - TỔNG HỢP 700 BÀI LUYỆN THI VIOLYMPIC TOÁN LỚP 3 CÓ HƯỚNG DẪN là các bài Toán mà nguyentrangmath giới thiệu với các em để các em làm quen và rèn luyện các dạng Toán thi Violympic nhằm đạt kết quả cao trong kì thi violympic Toán lớp 3 năm học 2016 - 2017. Chúc các em ôn tập tốt!


Đề ôn tâp: Luyện từ và câu - Lớp 3 (Từ tuần 1 đến tuần 10)

BÀI TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 1
Bài 1: Gạch chân các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau
          a) Tay em đánh răng
               Răng trắng hoa nhài
               Tay em chải tóc
               Tóc ngời ánh mai.
b) Mắt của ngôi nhà
               Là những ô cửa
               Hai cánh khép mở
               Như hai hàng mi.
                                Đặng Vương Hương
Bài 2: Gạch chân những từ chỉ sự vật (chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng tự nhiên...) trong đoạn văn sau:
      Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang.

Saturday 5 November 2016

Tổng hợp các bài Cảm thụ văn học lớp 4


Bài 1:
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông là thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cây tre? Trong đoạn thơ trên, hình ảnh nào em cho là đẹp nhất? Vì sao?
Bài làm:
Bằng biện pháp nhân hoá, nhà thơ Nguyễn Duy đã bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam.Thông qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất, trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam:
 “Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông là thường”
Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đùm bọc cho con của cây tre:               
 “Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Bài viết liên quan:

PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN BẰNG BIỂU ĐỒ VEN

[Toán lớp 4] - Trong khi giải bài toán, người ta thường dùng những đường cong kín để mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Nhờ sự mô tả này mà ta giải được bài toán 1 cách thuận lợi. Những đường cong như thế gọi là biểu đồ VEN. Đây là dạng Toán chúng ta sẽ gặp trong các bài thi Violympic Toán lớp 4. Chúc các em học tốt
  • Sử dụng các hình tròn giao nhau để mô tả các đại lượng và mối quan hệ giữa chúng.
  • Sơ đồ Ven cho ta cách nhìn trực quan quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán và từ đó dễ dàng tìm ra các yếu tố chưa biết.
Bài tập 1: Lớp học có 53 học sinh, qua điều tra thấy 40 em thích học môn văn, 30 em thích học môn toán. Hỏi có nhiều nhất bao nhiêu học sinh thích học 2 môn ? có ít nhất bao nhiêu học sinh thích học 2 môn? nếu có 3 học sinh không thích học 2 môn thì lúc này có bao nhiêu học sinh thích học 2 môn.
Giải:

Số học sinh chỉ thích môn Văn là: 53 – 30 = 23 (em)
Số học sinh chỉ thích môn Toán là: 53 – 40 = 13 (em)
Số học sinh thích cả 2 môn Toán và Văn là: 53 – (23 + 13) = 17 (em)

BÀI TẬP MÔN LUYỆN TỪ và CÂU LỚP 4


1.       1. Gạch dưới CN 1 gạch và 2 gạch dưới VN và cho biết vị ngữ được tạo thành bởi các loại từ nào ?
Ruộng rẫy là chiến trường. ( vị ngữ được tạo thành bởi …………………………………….. .)
Bạn Tân rất hiền lành. ( vị ngữ được tạo thành bởi ………………………………..…….)
Bóng bay lơ lững. ( vị ngữ được tạo thành bởi ………………………………….….)
Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của nước ta. ( vị ngữ được tạo thành bởi ………………………………… ….)
2. Đặt 1 câu kể Ai là gì và cho biết câu đó có tác dụng gì ? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Tìm 4 từ cùng nghĩa với từ Dũng cảm