Friday 18 November 2016

HỌC TOÁN LỚP 5 THEO CHỦ ĐỀ - CHỦ ĐỀ 1: BÀI TẬP VỀ DÃY SỐ


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Tính số lượng số hạng của dãy số cách đều:
Số số hạng = (Số hạng cuối - Số hạng đầu) : d + 1
(d là khoảng cách giữa 2 số hạng liên tiếp)
2.  Tính tổng của dãy số cách đều:

3. Tìm số hạng thứ n trong dãy số cách đều:
số cuối = (số số hạng - 1) x khoảng cách + số đầu
Có thể bạn quan tâm:
II. BÀI TẬP:
Bài 1:Tính tổng sau:
a) A = 1 + 2 + 3 + 4 + .. . + 100   
  Số số hạng cả dóy là: (100-1):1+1 = 100

7 cách giải 1 bài toán chuyển động

Bài toán : "Một người đi từ A đến B với vận tốc 15 km/h. Sau đó 1 giờ 30 phút, người thứ hai cũng rời A đi về B với vận tốc 20 km/h và đến B trước người thứ nhất 30 phút. Tính quãng đường AB".
Đọc qua, bài toán có vẻ rườm rà khó hiểu : đi sau, đến trước.
Nếu vẽ sơ đồ cũng chưa thể hiện hết dữ kiện bài toán
Có thể bạn quan tâm:
Tuyển tập 8 chuyên đề bôi dưỡng Violympic Toán lớp 5
Bài tập Cuối Tuần lớp 5 cả năm Dành cho HS Khá Giỏi

Đọc lại một lần nữa ta thấy: Người thứ 2 “đi sau 1 giờ 30 phút ; ...nhưng  đến trước 30 phút”.
Như vậy là Người thứ 2 đi ít hơn 2 giờ. Và ta có thể vẽ sơ đồ sau:
                                   
Vậy ta sẽ đưa bài toán trên về dạng đơn giản hơn : Giả sử cũng trên đoạn đường ấy  người thứ hai đi sau người thứ nhất 2 giờ thì hai người sẽ đến B cùng một lúc.. Bây giờ ta sẽ lần lượt đưa ra các hướng giải khác nhau

CÁCH GIẢI CÁC DẠNG BÀI VỀ TOÁN CHUYỂN ĐỘNG CỦA KIM ĐỒNG HỒ

Dạng 1: Hai kim trùng khít lên nhau.

  * Trường hợp 1:  Khoảng cách giữa 2 kim lớn hơn 0.
  Bài toán:  Bây giờ là 7 giờ. Hỏi sau ít nhất bao lâu kim phút lại trùng lên kim giờ ?    

Phân tích:  Kim phút và kim giờ chuyển động vòng tròn nên đây là dạng toán chuyển động cùng chiều đuổi nhau. Muốn biết được sau ít nhất bao lâu kim phút lại trùng lên kim giờ ? Ta hướng dẫn học sinh theo các bước cụ thể sau:    
 - Giáo viên cho học sinh quan sát vị trí của kim phút và kim giờ trên đồng hồ thật để trả lời câu hỏi:
(?) Vào lúc 7 giờ, kim phút và kim giờ nằm ở vị trí nào ?
(Kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ số 7)
(?)Khoảng cách giữa kim phút và kim giờ lúc đó là bao nhiêu ?
 (7/12 vòng đồng hồ)
(?) Đến khi kim phút và kim giờ trùng khít lên nhau thì khoảng cách giữa hai kim là bao nhiêu ?
(Bằng 0)
(?) Lúc đó kim phút đã đi hơn kim giờ đoạn đường bằng bao nhiêu ?
(Lúc đó kim phút đã đi nhiều hơn kim giờ một đoạn đường đúng bằng khoảng cách giữa hai kim đồng hồ lúc 7 giờ đúng, nghĩa là bằng 7/12 vòng đồng hồ).

MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÍNH NHANH PHÂN SỐ Ở TIỂU HỌC.


NHÓM 1:
Bài 1: Tính nhanh
S = 1 + 1/2 + 1/4 + 1/8 + ..................... + 1/128 + 1/256
Phân tích: Bài này ta thấy số hạng liền sau bằng 1/2 số hạng liền trước nên ta có thể giải theo các cách sau:
Cách 1:
S = 1 + 1/2 + 1/4 + 1/8 + .....................1/128 + 1/256
= 1 + (1 – 1/2) + (1/2 – 1/4) + (1/4 – 1/8) + ....................... (1/128 – 1/256)
= 2 – 1/256 = 511/256
Cách 2:
S x 2 = 2 + 1 + 1/2 + 1/4 + .................................... + 1/128
S x 2 – S = 2 – 1/ 256 = 511/256
Vậy S = 511/256
Bài 2: Tính nhanh
S = 1 + 1/3 + 1/9 + 1/27 + ..................... + 1/2187
Phân tích: Bài này ta thấy số hạng liền sau bằng 1/3 số hạng liên trước nên ta có thể giải theo cách 2 như bài 1:
S x 3 = 3 + 1 + 1/3 + 1/9 + 1/27 + ..................... + 1/729
S x 3 – S = 3 – 1/2187 = 6560/2187
Vậy S =  6560/2187 : 2 = 6560/4374

Thursday 17 November 2016

TỔNG HỢP 20 ĐỀ THI HSG TIẾNG VIỆT LỚP 4-5


                                                   
BÀI KIỂM TRA SỐ 1:
                                                        MÔN TIẾNG VIỆT
                                                   (Thời gian làm bài: 70 phút)
                                                 Phần I: TRẮC NGHIỆM: (2điểm)
Có thể bạn quan tâm:
Tuyển tập 8 chuyên đề bôi dưỡng Violympic Toán lớp 5
Bài tập Cuối Tuần lớp 5 cả năm Dành cho HS Khá Giỏi
 Dưới đây là các câu hỏi và các ý trả lời A,B,C,D. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?
           A. gồ ghề                 B. ngượng ngịu                   C. kèm cặp                    D. kim cương
Câu 2: Kết hợp nào không phải là một từ?
          A. nước uống           B. xe hơi                             C. xe cộ                         D. ăn cơm
Câu 3: (1/2đ)Từ nào không phải là từ ghép?
          A. san sẻ                  B. phương hướng                C. xa lạ                          D. mong mỏi
Câu 4: Từ nào là danh từ?
          A. cái đẹp                B. tươi đẹp                          C. đáng yêu                   D. thân thương
Câu 5: Tiếng “đi” nào được dùng theo nghĩa gốc?
          A. vừa đi vừa chạy   B. đi ôtô                             C. đi nghỉ mát               D. đi con mã
Câu 6: Từ nào có nghĩa là “xanh tươi mỡ màng”?
          A. xanh ngắt             B. xanh biếc                       C. xanh thẳm                D. xanh mướt
Câu 7: Cặp từ quan hệ trong câu ghép: “Nếu gió thổi mạnh thì cây đổ” biểu thị quan hệ nào?
          A. Nguyên nhân - kết quả                                   B. Điều kiện, giả thiết - kết quả
          C. Đối chiếu, so sánh, tương phản                      D. Tăng tiến
Phần II: BÀI TẬP (7,5 điểm)
Câu 1: (1đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
     a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.
     b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
Câu 2: (0,5đ) Cho cặp từ sauthuyền nan / thuyền bè

Wednesday 16 November 2016

Tổng hợp đê Toán Violympic TV Lớp 3 vòng 7 năm học 2016-2017

BÀI 1: TÌM CẶP BẰNG NHAU

BÀI 2: CÓC VÀNG TÀI BA

Trên đây chỉ thể hiện một phần tài liệu. Xem đầy đủ vui lòng tải về tại đây

Tổng hợp đê Toán Violympic TV Lớp 2 vòng 7 năm học 2016-2017



Bài 1. Tìm cặp bằng nhau



Bài 3. Điền kết quả thích hợp vào chỗ (...):

Hãy điền số thích hợp vào chỗ .... nhé !
Câu 1: Tính: 60 – 6 = 
Câu 2: Hiệu của 11 và 2 là 
Câu 3: Tổng của 46 và 54 là 
Câu 4: Hiệu của 50 và 5 là 
Câu 5: Trong can đã có 17 lít nước. Vậy cần đổ thêm vào  lít nước nữa để trong can có 2 chục lít nước.
Câu 6: Tính: 80 – 69 – 4 = 
Câu 7: Tính: 60 – 6 + 28 = 
Câu 8: Cho 7 + y = 70. Giá trị của y là 
Câu 9: Cho: a + 6 + 16 = 60. Giá trị của a là 
Câu 10: Có hai thùng đựng xăng. Sau khi đổ 21 lít xăng từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì mỗi thùng đều có 5 chục lít xăng. Vậy lúc đầu thùng thứ hai có  lít xăng.

Để xem đầy đủ và tải về tại đây



Tuesday 15 November 2016

HD CÁCH LÀM NHANH DẠNG BÀI TÌM CẶP BẰNG NHAU

[Toán lớp 4] - HD CÁCH LÀM NHANH DẠNG BÀI TÌM CẶP BẰNG NHAU



Có thể bạn quan tâm:

Chú ý khi làm nhanh dạng bài TÌM CẶP BẰNG NHAU đã trình bày lúc trước BẰNG TÍNH CHỮ SỐ TẬN CÙNG

Cô sẽ hướng dẫn ví dụ 1 đề của vòng 4 để các con tham khảo.

Bước 1: Tính chữ số tận cùng của các ô như sau:



Bước 2: Chọn các cặp có tận cùng bằng nhau

Nhìn vào bảng chữ số tận cùng ta thấy: (Xét các cặp không lặp trước)
- Các ô có tận cùng bằng 5 là: 1 và 6 nên 1 = 6
- Các ô có tận cùng bằng 4 là: 2 và 8 nên 2 = 8
- Các ô có tận cùng bằng 1 là 3 và 11 nên 3 = 11
- Các ô có tận cùng bằng 9 là 9 và 10 nên 9 = 10
- Các ô có tân cùng bằng 0 là:17 và 19 nên 17 = 19
- Các ô có tận cùng bằng 6 là: 14 và 15 nên 14 = 15
- Các ô có tận cùng bằng 8 là: 7; 13; 18 và 20
Ta thấy ô 13 và 20 có cùng số đầu tiên là 1, ô 7 và 18 có cùng số đầu tiên là 5 nên 13 = 20; 7 = 18
- Các ô có tận cùng bằng 3 là: 4; 5; 12; 16
Ta nhẩm thấy 4 = 5, nên 12 = 16


Chúc các con thi tốt!

Sunday 13 November 2016

CÁCH GIẢI DẠNG TOÁN TÍNH TỔNG CÁC SỐ ĐƯỢC LẬP TỪ MỘT SỐ CHỮ SỐ CHO TRƯỚC



Bài toán 1: Tính tổng các số có 3 chữ số khác nhau được lập từ 4 chữ số: 0, 4, 5, 6.

Bước 1: Vẽ sơ đồ cây các số lập được để tính được số lần xuất hiện của các chữ số 4, 5, 6 ở các hàng trăm, chục, đơn vị.
(Trường hợp này, trong các chữ số cho trước có chữ số 0 nên số lần  xuất hiện của các chữ số ở các hàng khác nhau. Khi tính tổng ta không cần tính số lần  xuất hiện của chữ số 0)




4
60460


6
40640


5
40540
546556456546
504505065004504
645646546506
064060460460560
540556054564

-         Hàng trăm: Mỗi chữ số 4, 5, 6 xuất hiện 6 lần.
-         Hàng chục: Mỗi chữ số 4, 5, 6 xuất hiện 4 lần.
-         Hàng đơn vị: Mỗi chữ số 4, 5, 6 xuất hiện 4 lần.

Phương pháp giải DẠNG TOÁN ĐẾM SỐ


Ở chương trình tiểu học chúng ta được làm quen với dạng toán đếm các số thỏa mãn một điều kiện cho trước, hôm nay ad sẽ hướng dẫn các em cách làm một số dạng bài cơ bản. Chúc các em học tốt!



Dạng 1: Đếm số của dãy số

A.   Dãy số tự nhiên

Công thức tổng quát: 
Số số hạng của dãy =  (số cuối - số đầu) : khoảng cách + 1
Khoảng cách = số liền sau – số liền trước
Các trường hợp thường gặp:
 Bài viết liên quan:

Trường hợp 1: Dãy số tự nhiên liên tiếp (khoảng cách giữa các số bằng 1)
Bài tập minh họa 1: Có bao nhiêu số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 2017
Hướng dẫn
      Số cần tìm là:  (2017 - 1):1+1=2017 (số)
                Đáp số: 2017 số
Trường hợp 2: Dãy số tự nhiên lẻ liên tiếp (khoảng cách giữa các số là 2)
Bài tập minh họa 2: Có bao nhiêu số tự nhiên lẻ liên tiếp bé hơn 2018
Hướng dẫn
       Theo bài ra ta có dãy số lẻ liên tiếp: 1;3;5;7;...;2017
       Có các số tự nhiên lẻ cần tìm là: (2017 - 1): 2 +1 = 1009 (số)
                     Đáp số: 1009 số

Các dạng toán về "Số và chữ số" thường gặp trong chương trình Toán Tiểu học

A - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý: 
a. Có mười chữ số là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Khi viết 1 số tự nhiên ta sử dụng mười chữ số trên. Chữ số đầu tiên kể từ bên trái của 1 số tự nhiên phải khác 0.
b. Phân tích cấu tạo của một số tự nhiên:
ab = a x 10 + b
abc = a x 100 + b x 10 + c = ab x 10 + c
abcd = a x 1000 + b x 100 + c x 10 + d = abc x 10 + d = ab x 100 + cd
c. Quy tắc so sánh hai số tự nhiên:
- Trong 2 số tự nhiên, số nào có chữ số nhiều hơn thì số đó lớn hơn.
- Nếu 2 số có cùng chữ số thì số nào có chữ số đầu tiên kể từ trái sang phảilớn hơn sẽ lớn hơn.
d. Số tự nhiên có tận cùng bằng 0, 2, 4, 6, 8 là các số chẵn. Số chẵn có tận cùng bằng 0, 2, 4, 6, 8.
e. Số tự nhiên có tận cùng bằng 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ. Số lẻ có tận cùng bằng 1, 3, 5, 7, 9.
g. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau 1 đơn vị. Hai số hơn (kém) nhau 1 đơn vị là hai số tự nhiên liên tiếp.
h. Hai số chẵn liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị. Hai số chẵn hơn (kém) nhau 2 đơn vị là 2 số chẵn liên tiếp. i. Hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị. Hai số lẻ hơn (kém) nhau 2 đơn vị là 2 số lẻ liên tiếp.
k. Khi phải viết số có nhiều chữ số giống nhau người ta thường chỉ viết 2 chữ số đầu rồi ... sau đó viết chữ số cuối bên dưới ghi số lượng chữ số giống nhau đó
 10 . . . 0 
8 chữ số 0


B - CÁC DẠNG TOÁN: 

1. Dạng 1: Sử dụng cấu tạo thập phân của số:

Ở dạng này ta thường gặp các loại toán sau:

Loại 1: Viết thêm 1 hay nhiều chữ số vào bên phải, bên trái hoặc xen giữa một số tự nhiên.
Bài 1:
Tìm một số tự nhiên có hai chữ số,biết rằng nếu viết thêm chữ số 9 vào bên trái số đó ta được một số lớn gấp 13 lần số đã cho.
Giải:
Gọi số phải tìm là ab. Viết thêm chữ số 9 vào bên trái ta dược số 9ab. Theo bài ra ta có:
9ab = ab x 13
900 + ab = ab x 13
900 = ab x 13 – ab
900 = ab x (13 – 1)
900 = ab x 12
ab = 900: 12
ab = 75

MỘT SỐ BÀI TOÁN DẠNG LÃI VÀ LỖ LỚP 5


Bài toán 1. Một cửa hàng sách, hạ giá 20% giá sách nhân ngày 20/11. Tuy vậy, cửa hàng vẫn còn lãi 8%. Hỏi, ngày thường (không hạ giá) thì cửa hàng được lãi bao nhiêu phần trăm ?
Phân tích: Coi giá bán ngày thường là 100% thì giá bán ngày 20/11 à 80%. Cửa hàng vẫn còn lãi 8% tức là cửa hàng bán được:
100% + 8% = 108% (giá mua)
Ta tóm tắt bài toán như sau:
80% giá bán = 108% giá mua
100% giá bán = … % giá mua ?
Bài giải:
Coi giá bán ngày thường là 100% thì giá bán ngày 20/11 là: 100% - 20% = 80%
Cửa hàng vẫn còn lãi 8% tức là cửa hàng bán được: 100% + 8% = 108% (giá mua)
Số tiền lãi tính theo giá mua là: 100 : 80 x 108 = 135% (giá mua)
Vậy ngày thường thì cửa hàng lãi được: 135% - 100% = 35%
Đáp số: 35%

- Bài viết liên quan:


Bài toán 2. Một cửa hàng bán quần áo cũ đề giá một cái áo. Do không bán được, cửa hàng đó bèn hạ giá cái áo đó 20% giá đã định. Vẫn không bán được, cửa hàng lại hạ giá 20% theo giá đã hạ và bán được áo. Tuy vậy, cửa hàng vẫn còn được lãi 8,8% cái áo đó. Hỏi giá định bán lúc đầu bằng bao nhiêu phần trăm giá vốn mua ?


Phân tích: Coi giá định bán lúc đầu là 100% thì giá định bán sau lần hạ giá thứ nhất là 20% và giá đã bán chiếc áo là 64%. Cửa hàng vẫn còn được lãi 8,8%, tức là bán được:
100% + 8,8% = 108,8% (giá vốn mua)
Ta tóm tắt bài toán như sau:
64% giá định bán lúc đầu = 108,8% giá vốn
100% giá định bán lúc đầu = … % giá vốn ?
Bài giải:
Coi giá định bán lúc đầu là 100% thì giá định bán sau lần hạ giá thứ nhất là 80% và giá đã bán chiếc áo là 64%. Cửa hàng vẫn còn được lãi 8,8%, tức là bán được:
100% + 8,8% = 108,8% (giá vốn mua)
Giá định bán lúc đầu tính theo giá vốn mua là: 100 : 64 x 108,8 = 170%

Bài toán 3. Một cửa hàng bán bánh kẹo còn một số mứt không bán hết trong Tết, cửa hàng bèn hạ giá 15%. Vẫn không bán được, cửa hàng lại hạ giá 15% giá đã hạ và bán hết số mứt đó. Tuy vậy, cửa hàng vẫn còn lãi 15,6%. Hỏi trong Tết thì cửa hàng đó được lãi bao nhiêu phần trăm ?
Phân tích: Coi giá bán trong Tết là 100% thì giá định bán sau lần hạ thứ nhất là 85% và giá bán sau lần hạ thứ hai là 72,25%. Cửa hàng vẫn còn lãi 15,6%, tức là bán được:
100% + 15,6% = 115, 6% (giá vốn)
Ta tóm tắt bài toán như sau:
72,25% giá bán trong Tết = 115,6% giá vốn
100% giá bán trong Tết = … % giá vốn ?
Bài giải: Coi giá bán trong Tết là 100% thì giá định bán sau lần hạ thứ nhất là 85% và giá bán sau lần hạ thứ hai là 72,25%. Cửa hàng vẫn còn lãi 15,6%, tức là bán được:
100% + 15,6% = 115, 6% (giá vốn)
Số tiền lãi tính theo giá vốn là:
100 : 72,25 x 115,6 = 160% (giá vốn)
Vậy trong Tết cửa hàng đó được lãi là:
160% - 100% = 60%


Bài toán 4. Một cửa hàng định giá mua hàng vào bằng 75% giá bán. Hỏi cửa hàng đó định giá bán bằng bao nhiêu phần trăm giá mua ?
Phân tích: Ta tóm tắt bài toán như sau:
75% giá bán = 100% giá mua
100% giá bán = … giá mua ?
Bài giải: Cửa hàng đó định giá bán so với giá mua là:
100 : 75 x 100 = 133,33% (giá mua)


Bài toán 5. Một người bán hàng bán một thứ hàng hoá được lãi 20% so với giá bán thì được lãi bao nhiêu phần trăm so với giá mua ?
Phân tích: Vì được lãi 20% so với giá bán nên giá mua bằng 80% giá bán.
Ta tóm tắt bài toán như sau:
80% giá bán = 100% giá mua
20% giá bán = ? % giá mua
Bài giải: Số tiền lãi tính theo giá mua là:
20 : 80 x 100 = 25% (giá mua)


Trên đây là một số bài toán thuộc dạng toán lãi và lỗ được đưa về bài toán quan hệ tỉ lệ nên việc giải bài toán trở nên dễ dàng hơn.
Bây giờ các bạn hãy  giải các bài toán sau nhé.

Bài 1. Một cửa hàng bán đồ cũ định giá một cái mũ là 20 000 đồng. Vì không bán được, cửa hàng hạ giá xuống 8000 đồng vẫn không bán được, cửa hàng lại hạ giá xuống 3200 đồng. Tuy vậy, sau cùng cửa hàng bán cái mũ với giá 1280 đồng. Giả sử cửa hàng đó đã hạ giá mỗi lần theo một quy tắc riêng của mình và nếu hạ giá một lần nữa theo quy tắc đó thì hoà vốn. Hãy nêu quy tắc hạ giá của cửa hàng, vốn mua cái mũ. Tính số phần trăm lãi theo giá vốn từ lúc định giá và mỗi lần hạ giá.

Bài 2. Một quầy hàng bán mứt trong dịp Tết bán được số lượng mứt với số lãi 20% so với giá mua. Số còn lại bán lỗ 20% so với giá mua. Hỏi Tết đó quầy hàng được lãi bao nhiêu phần trăm so với giá mua ?

Phan Duy Nghĩa

CÁC DẠNG TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU TOÁN LỚP 4

[Toán lớp 4] - Nguyentrangmath giới thiệu với các bạn 4 dạng bài tìm hai số khi biết tổng và hiệu lớp 4. Chúc các bạn học tốt!

Dạng 1: Tìm 2 số tự nhiên biết giữa chúng có n số hạng:

Bài 1: Tìm 2 số lẻ liên tiếp có tổng là 2016 ?
Số bé là: (2016 – 2) : 2  = 1007 ;  Số lớn là: 1007 + 2 = 1009
Bài 2: Tìm 2 số tự nhiên liên tiếp có tổng là 2017 ?
Số bé là: (2017 – 1) : 2 = 1008 ;  Số lớn là: 1007 + 1 = 1009
Bài 3: Tìm hai số tự nhiên có tổng là 2017 và giữa chúng có 20 số tự nhiên khác?
            Hiệu của 2 số đó là: 20 x 1 + 1 = 21. Số lớn; (2017 + 21) : 2 = 1019
Số bé: 2017 - 1019 = 998
- Bài viết liên quan:

Tuyển tập 18 chuyên đề ôn luyện thi Violympic Toán lớp 3

Bài 4: Tìm hai số có tổng bằng 2017 và giữa chúng có tất cả 9 số chẵn ?
            Hiệu của 2 số đó là: 9 x 2 + 1 = 19 ;  Số lớn: (2017 + 19) : 2 = 1018
Số bé: 2017 - 1018 = 999
Bài 5: Tìm hai số có tổng bằng 2009 và giữa chúng có tất cả 5 số lẻ ?
            Hiệu của 2 số đó là: 5 x 2 + 1 = 11 ;  Số lớn: (2009 + 11) : 2 = 1010
Số bé: 2009 - 1010 = 999
Bài 6: Tìm hai số chẵn có tổng bằng 210 và giữa chúng có 18 số chẵn khác?
              Hiệu của 2 số đó là: 18 x 2 + 2 = 38 ;  Số lớn: (210 + 38) : 2 = 124
Số bé: 210 - 124 = 86
Bài 7: Tìm hai số lẻ có tổng bằng 474 và giữa chúng có tất cả 37 số lẻ khác ?
             Hiệu của 2 số đó là: 37 x 2 + 2 = 76 ;  Số lớn: (474 + 76) : 2 = 275
Số bé: 474 - 275 = 199

DẠY HỌC GIẢI BÀI TOÁN HÌNH HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP DIỆN TÍCH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC


1. Hình thành kiến thức về diện tích hình học cho học sinh Tiểu học
- Bài viết liên quan:

Tuyển tập 18 chuyên đề ôn luyện thi Violympic Toán lớp 3

1.1. Hình thành biểu tượng về diện tích
          - Khái niệm diện tích được hình thành cho học sinh ở lớp 3. Diện tích được phát triển từ quan niệm về “độ che phủ” bề mặt của hình (hay của vật). Trong đời sống thực tế, học sinh làm quen với diện tích khi tiếp xúc với các thông tin: nhãn vở nằm trọn trong bìa sách, bức tranh nằm trọn trên bức tường, khăn trải bàn phủ kín mặt bàn học…
          Cụ thể việc hình thành biểu tượng về diện tích cho học sinh được thông qua các thao tác nhận biết đặc điểm cơ bản của diện tích như: Tính đo được, tính cộng được, tính so sánh được thông qua các hoạt động cụ thể sau:
·        Bước 1:
          - Học sinh quan sát hình tròn có hình chữ nhật nằm bên trong để rút ra nhận xét về vị trí của hình tròn và hình chữ nhật là hình chữ nhật nằm hoàn toàn trong hình tròn.
          - Vậy ta nói diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn hay diện tích hình tròn lớn hơn diện tích hình chữ nhật.


          - Ý nghĩa: Bước này nhằm giúp học sinh nhận biết tính so sánh được của diện tích.
·        Bước 2:
         


HƯỚNG DẪN CÁCH DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG


Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
a. Danh số đơn
Ví dụ1: 6,2 kg = ....g      4,1658 m = .......cm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biểu bản chất của phép đổi là 1 kg = 1000 g nên 6,2 hg = 6,2 x 1000 (g) = 6200g. Như vậy là ta chỉ việc dịch chuyển sang phải 3 chữ số tương ứng với 3 đơn vị đo khối lượng liên tiếp là hg, dag, g.
Hoặc lm = 100 cm   nên 4,1658m = 4,1658 x100 (cm) = 416,58 cm.
Khi học sinh đã hiểu rõ bản chất phép đổi thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm 1 chữ số 0 ứng với một đơn vị đo ( vừa viết vừa nhẩm tên đơn vị đo). Giáo viên biểu thị cho học sinh bằng lược đồ phân tích sau để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.



b. Danh số phức.
 Ví dụ 2: ( viết dưới dạng số thập phân)
8m 5dm = ....cm; 4kg 5g = ....g =.....kg;     7,086 m=...dm...mm
*Đổi 8m 5 fm = ...cm giáo viên hướng dẫn theo 2 cách.
Cách 1: đổi 8 m= 800 cm và 5dm = 50 cm sau đó cộng 800 + 50 = 850cm
Hoặc học sinh ghi 8 đọc là 8m ghi tiếp 5 rồi đọc 5dm và ghi chữ số 0 đọc là 0 cm đến đơn vị cần đổi thì dừng lại và ghi tên đơn vị.
* Đổi 7,086 m = ...dm...mm
Học sinh nhẩm 7(m) 0 (dm) = 70 dm; 8 (cm) 6 (mm) là 86 mm.
Ta có                    7,086 m = 70 dm  86mm
Cách 2: Lập bảng đổi
Đầu bài
m
dm
cm
mm
Kết quả đổi
8m 5dm
8
5
0
0
850 cm (8500 mm)
13m 45mm
   13
      0
      4,
      5
1304,5 cm
7,086
     7
      0
      8
      6
70 m 86 mm
* Đổi kg 5g =.....g = .....kg giáo viên hướng dẫn học sinh theo 2 cách.
- Cách 1: 4kg = 4000 g; 4000g + 5g = 4005 g như vậy 4kg 5g = 4005g.
Hỏi 5g = 5/?kg     Vì 5g = 5/ 1000 kg = 0,005 kg →4kg 5g = 4,005 kg.
Sau khi học sinh đã hiểu được bản chất của phép đổi và thuộc thứ tự bảng đơn vị đo từ lớn đến bé thì có thể suy luận ra phương pháp nhẩm. Học sinh vừa viết vừa nhẩm: 4 (kg) 0 (dag) 5 (g) để được : 4kg 5g = 4005g.
- Cách 2: Lập bảng đổi
Đầu bài
Kg
hg
dag
g
Kết quả đổi
4kg5g
4
0
0
5
4005g (40,05 hg)
4kg 5g
4,
0
0
5
4,005 kg (400,5dag)
Căn cứ vào số liệu đề bài học sinh điền các giá trị vào ô tương ứng rồi căn cứ vào yêu cầu đổi mà học sinh đặt dấu phẩy và ghi kết quả cho phù hợp. Với cách lập bảng như thế này học sinh làm được nhiều bài tập cùng đơn vị đo mà kết quả không hay nhầm lẫn và vẫn đề bài như vậy giáo viên có thể hỏi nhanh nhiều kết quả đổi khác nhau để luyện tập kỹ năng đổi cho học sinh.

Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn
a. Danh số đơn
Ví dụ: 70cm = ....m                           6 kg = ....tấn
Cách 1: Bài này không những học sinh phải nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo mà còn cần phải nắm vững kiến thức về phân số, số thập phân vì học sinh cần phải hiểu 70cm =70/100 m = 0,7m (học sinh phải hiểu vì 1 cm = 1/100 m). Đó là bản chất, ý nghĩa của phép đổi, có như vậy học sinh mới hiểu sâu nhớ lâu và cũng từ đó học sinh suy ra cách nhẩm.: Chữ số hàng đơn vị bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của nó và mỗi hàng tiếp theo gắn với 1 đơn vị liền trước nó, ta có 0 (cm) 7(dm) 0(m) để được 70cm = 0,70m hay 0,7 m (vì nó chỉ có 0 m).
              Hoặc học sinh viết và nhẩm 6 (kg) 0 (yến) 0 (tạ) 0 (tấn) để được 6kg = 0, 006 tấn. Tuy nhiên với cách nhẩm này học sinh vẫn có thể bỏ sót hàng hoặc không đánh dấu phẩy vào kết quả vậy giáo viên nên yêu cầu học sinh lập bảng với các bài tập đổi đơn vị từ nhỏ đến lớn.
Cách 2: Lập bảng.
Đầu bài
tấn
tạ
yến
kg
hg
dag
Kết quả đổi
Kết quả đổi
6 kg
0
0
0
6
0
0
0,006 tấn
0,06 tạ;06 yến;60hg
246 hg
0
2
0
4
6
0
0,0246 tấn
2,46yến; 24,6 kg
Khi hướng dẫn học sinh lập bảng để đổi, giáo viên cần hướng dẫn kỹ:
- Xác định khung các đơn vị đổi của toàn bộ bài tập thậm chí các bài tập trong tiết học để tiết kiệm tối đa số bảng cần lập.
- Xác định đúng yêu cầu bài tập cần đổi ra đơn vị nào
Đổi với bài tập đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn thì chữ số hàng đơn vị của nó luôn gắn với tên đơn vị đó trong bảng điền, sau đó cứ mỗi chữ số hàng tiếp theo gắn với 1 đơn vị liền trước nó, nếu thiếu chữ số thì tiếp tục viết chữ số 0 cho đến đơn vị cần đổi.
- Điền dấu phẩy vào sau đơn vị cần đôỉ rồi ghi kết quả vào bài làm.
b. Danh số phức.
Ví dụ: a/ 63dm = 6,3m; 5mm = 0,005m
               → 63 dm 5mm = 6,3 + 0,005 = 6, 305 m
*Nhẩm bảng đơn vị từ bé đến lớn
a/ 63 dm 5mm: Học sinh vừa nhẩm vừa viết từ phải sang trái.
5 (mm) 0 (cm) 3 (dm) 6 (m) rồi đánh dấu phẩy sau chữ số chỉ đơn vị m ta được kết quả: 63dm 5mm = 6, 305m.
b/ 2035 kg = ...tấn... kg: học sinh nhẩm 5 (kg) 3 (yến) 0( tạ) 2 (tấn). Điền 2 vào danh số tấn, tất cả các chữ số còn lại viết đúng theo thứ tự vào kg tạ được : 2035 kg = 2 tấn 035 kg = 2 tấn 35 kg. Đây là bài tập ngược của bài a, muốn làm tốt bài tập này đòi hỏi học sinh phải thuộc kĩ bảng đơn vị đo cần đổi và xác định đúng giá trị tương ứng của từng đơn vị đo.
Cách 2: Lập bảng.
Thực ra bản chất, ý nghĩa của bài toán là như sau song cách thể hiện khác nhau, cách này học sinh ít nhầm lẫn hơn bới các em đã viết các đơn vị đo theo thức tự, chỉ cần một lần viết đã áp dụng cho nhiều bài đổi và nó hiển thị rõ ràng không như phương pháp nhẩm ở trên.
Đầu bài
m
    dm
cm
mm
Kết quả đổi
63 dm 5mm
6
3
0
5
6,305m

Đầu bài
tấn
tạ
yến
kg
Kết quả đổi
2035 kg
2
0
3
5
2 tấn 35kg (20 tạ 35kg)
Khi đổi danh số đơn sang danh số phức như trên ta phân tích các chữ số vào các đơn vị tương ứng theo thứ tự bảng đơn vị đo lường từ phải sang trái rồi căn cứ vào yêu cầu của đề bài mà lựa chọn các giá trị tương ứng với các đơn vị cần đổi.
Để học sinh hiểu thêm về ký hiệu và nhớ lâu bảng đơn vị đo độ dài và giá trị của các đơn vị giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh hiểu ý nghĩa về tên gọi của chúng.
- Đơn vị chính là mét.                            
- đêca: nghĩa là 10 (mười)                - đêxi: nghĩa là 1/10 (một phần mười)                  
-  hectô: nghĩa là 100 (một trăm)       - xenti: nghĩa là 1/100 (một phần trăm)              
- kilô: nghĩa là 1000 (một nghìn)          - mili: nghĩa là 1/1000 (một phần nghìn)
*  Như vậy học sinh có thể hiểu kilômét là một nghìn mét hoặc xăngtimét là một      phần một trăm mét v.v...
2: Đơn vị đo diện tích
Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
Tương tự như đổi đơn vị đo độ dài muốn nâng cao chất lượng đổi đơn vị đo diện tích, đòi hỏi học sinh phải làm thành thạo các bài tập đổi cơ bản ở đầu.
          Mỗi phần; nắm vững thứ tự xuôi, ngược của bảng đơn vị đo diện tích và quan hệ giữa các đơn vị đó để rút ra cách đổi các bài tập đòi hỏi tư duy linh hoạt.
Giáo viên chỉ cần lưu ý học sinh quan hệ của các đơn vị đo. 2 đơn vị liền nhau hơn kém nhau 100 lần nên khi đổi đơn vị từ lớn sang nhỏ mỗi đơn vị đo liền nhau nó phải thêm 2 chữ số 0 (đối với số tự nhiên) hoặc dịch chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị 2 chữ số.
a. Danh số đơn.
Ví dụ: Viết các số đo sau dưới dạng bằng m2:1.25km2; 16.7ha ( bài 1 trang 76).
Giáo viên gợi mở để học sinh tính 1km2 = 1000.000m2.
Þ 1.25km2 = 1.25 x 1000000 = 1250000m2
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết 1 và nhẩm 1 km2 viết tiếp 2 chữ số 25 và đọc 25 hm2 viết thêm 00 và đọc 00dm2 viết tiếp 00 và đọc 00m2, như vậy ta được 1.25km2 = 1250000m2.
Hoặc nhẩm từ km2 đến m2 là3 đơn vị đo diện tích ta chuyển dấu phẩy sang phải  2 x 3 = 6 (chữ số).
d. Danh số phức
Ví dụ: 16m28dm2 = ........m2;   3.4725m2 = .......... dm2 ..... cm2
Tương tự như đơn vị đo độ dài để tránh nhầm lẫn giáo viên nên hướng dẫn học sinh lập bảng đổi ra nháp.
Đề bài
m2
dm2
cm2
mm2
Kết quả đổi (hoặc)
16m28dm2
16
08
00
00
16.08m2 160800cm2)
3.4725m2
3
47
25

347dm225cm2
Lưu ý khi lập bảng:
- Có thể lập cả bảng đơn vị đo diện tích hoặc tuỳ theo đơn vị đo trong bài tập lớn nhất là gì, nhỏ nhất là gì mà chọn số cột dọc cho phù hợp
- Giá trị của đơn vị theo đề bài phải viết đúng cột
- Trong bảng phân tích mỗi cột phải đủ 2 chữ số
- Tuỳ theo đề bài yêu cầu đổi biến đơn vị nào thì phải đánh dấu phẩy sau 2 chữ số của đơn vị ấy hoặc chọn giá trị số phù hợp với đơn vị cần đổi.
Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn
a. Khi đổi đơn vị từ nhỏ đến lớn ta chỉ việc dời dấu phẩy từ phải sang trái mỗi đơn vị đo liền trước nó 2 chữ số, nếu thiếu chữ số thì ta thêm chữ số 0 vào bên trái cho đủ mỗi đơn vị 2 chữ số rồi đánh dấu phẩy sau đơn vị cần đổi.
Ví dụ: từ m2 đổi ra hm2 (hecta) phải qua (2 khoảng cách) 2 lần chuyển đơn vị đo liền trước nó (m2 -> dam2 - > hm2) nên ta phải dời dấu phẩy sang trái 2 x 2 =4 (chữ số) lưu ý: 2 chữ số hàng chục và hàng đơn vị của dữ liệu đề bài phải luôn gắn với tên đơn vị của nó; không cần xét đến phần thập phân.
Khi thực hành học sinh có thể nhẩm như sau:
Ví dụ: 199.5 m2 = ..........km2.

0        00      01      99      ,         5m2 = 0,00 01 99 5 km2
km2
          hm2            
                   dam2
                             m2
Tương tự như lược đồ phân tích trên ta có thể lập bảng như đổi đơn vị ở trên.
b. Danh số phức
Ví dụ:
a/ 42705 cm2 = ...... m2 .....dm2 .......cm2
b/ 5 cm2 7mm2 = ......dm2
Cách làm bài tập này tương tự như bài tập ở phần a nhưng để thuận lợi cho viêc đổi nhiều bài tập ta nên lập bảng.
Đề bài
m2
dm2
cm2
mm2
Kết quả đổi (hoặc)
42075cm2
4
27
05

4m2 25dm205cm2
5cm27mm2

0
05
07
0.0507dm2
Ở ví dụ 2a nếu nhẩm học sinh vẫn nhẩm là thêm 2 chữ số 0 vào trước 57 vì thế giáo viên phải phân tích cho học sinh thấy 5cm2 = 0,05dm2 và 7mm2 = 0,0007dm2 ® 5cm27mm2= 0,05 + 0,0007 = 0,0507dm2.
3. Đơn vị đo thể tích
Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé
Sau khi học sinh đã thành thạo phương pháp đổi đơn vị đo độ dài và đo diện tích thì giáo viên cho các em so sánh quan hệ của 2 đơn vị diện tích liền nhau với 2 đơn vị thể tích liền nhau khi đó học sinh sẽ dễ dàng đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ.
Ví dụ: Danh số đơn
0.8m3 = ...... dm3
Vì 1m3 = 1000dm3 nên 0.8m3 = 0.8 x 1000 = 800dm3
Như vậy khi chuyển từ đơn vị thể tích lớn sang đơn vị nhỏ ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị 3 chữ số hoặc nếu là số tự nhiên thì ta chỉ việc viết thêm mỗi đơn vị liền sau nó 3 chữ số 0.
Ví dụ 2: Danh số phức
a. 8m375dm3 = .......dm3
b. 6.9784m3 = ........m3.......dm3 .......cm3
Cách 1:
a. 8 m3        75 dm3 = ........... dm3
= 8000dm3 + 75 dm3 = 805dm3
b. 6.9784m3 = ........ m3 ..........dm3 .........cm3
Học sinh nhẩm 6 (m3) 978 (dm3) 400 (cm3)
Ta được 6.9784 m3 = 6m3978dm3400cm3
Lưu ý học sinh tránh nhầm thêm chữ số 0 trước chữ số 4 của đơn vị đo cm3.     Để phát huy trí lực học sinh phần này nên để học sinh khá giỏi tự giải thích.
Cách 2: Lập bảng
Đề bài
m3
dm3
cm3
Kết quả đổi
8m375dm3
8
075
000
8075 dm3
6.9784m3
6
978
400
6m3978dm3400cm3
Lưu ý: Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé thì ô của đơn vị lớn nhất không cần đủ 3 chữ số. Nếu các đơn vị chưa đủ 3 chữ số thì phải viết thêm  chữ số 0 vào bên trái cho đủ 3 chữ số. Ngoài ra phần thể tích này còn có dạng: Điền tên đơn vị vào chỗ … (bài tập 1b trang 204) như sau:
5100397 cm3 = 5 …. 100 … 397 …
Tuy là dạng mới song bài tập này khá đơn giản, học sinh chỉ cần thuộc bảng đơn vị đo thể tích từ nhỉ đến lớn và làm thành thạo các phép đổi đã học ở trên là học sinh làm được dễ dàng.
Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn.

4: Đơn vị đo thời gian
Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé
Đây là đơn vị đo lường mà học sinh hay đổi nhất. Vì quan hệ giữa các đơn vị của chúng không đồng nhất. Khi  đổi đơn vị thời gian chỉ có cách duy nhất là thuộc các quan hệ của đơn vị đo thời gian rồi đổi lần lượt từng đơn vị đo bằng cách suy luận và tính toán. Đổi đơn vị đo thời gian là sự kết hợp tổng hoà các kiến thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân và kỹ năng tính toán.
Ví dụ : * 2 năm 3 tháng = 12 tháng x 2 + 3 tháng = 27 tháng
* 2 giờ 3 phút = 60 phút x 2 + 3 phút = 123 phút
* 7 phút 36 giây = …….phút
            Nhẩm và ghi 7 phẩy rồi tính 36 giây = 36 phút = 0,6 phút
            Nên 7 phút 36 giây = 7,6 phút
       Dạng 2 : Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn
Ví dụ : 90 phút = ..........giờ
Giáo viên gợi ý học sinh nhẩm 1 giờ = 60 phút ; nên ta lấy 90: 60 = 1,5 giờ
           Vậy 90 phút = 1,5 giờ
          Ví dụ 1 : 106 giờ = ...........ngày ...........giờ
      Giáo viên gợi mở cho học sinh 1 ngày = ? giờ . Vậy 106 giờ chia ra được bao nhiêu ngày ? Còn dư bao nhiêu giờ ?
             Học sinh tính : 106 : 24 = 4 (dư 10) như vậy 106 giờ = 4 ngày 10 giờ. Với loại bài tập này giáo viên phải yêu cầu học sinh thử lại kết quả thì chất lượng đổi đơn vị thời gian mới cao.
Ngoài ra học sinh còn hay gặp điền dấu >; <; = và 2 giá trị đại lượg. Muốn làm tốt loại bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm vững bước đổi đơn vị đo và trình bày tỉ mỉ tránh làm tắt dễ điền sai dấu.

Sưu tầm và tổng hợp